8 hoạt động nên làm hằng ngày giúp bạn trở nên thông minh hơn

Chúng ta vẫn thường hay nghĩ thông minh là tài năng thiên bẩm và không thể thay đổi được. Nhưng theo thời gian, bằng sự luyện tập với các bài tập kích thích não bộ và thói quen sống hằng ngày, ta có thể dần cải thiện trí thông minh của chính mình. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu một số cách đơn giản giúp cải thiện trí thông minh nhé!

Trước hết cần hiểu rằng, thông minh không đồng nghĩa với biết nhiều hơn người khác. Thông minh thể hiện ở khả năng kích thích bộ não, giải quyết vấn đề và năng lực học hỏi những điều mới. Chính vì thế ta có thể luyện tập để tăng cường trí thông minh mỗi ngày, nếu thiếu luyện tập dù thông minh đến đầu thì cũng sẽ bị thui chột và biến mất.

1. Tập thể dục đều đặn

Thường xuyên duy trì hoạt động thể chất là một trong những cách tốt nhất để để cải thiện chức năng trí não. Theo một nghiên cứu năm 2018, những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng cường hoạt động của vùng hải mã trong não (khu vực của não có vai tò quan trọng đối với nhớ) và tăng cường kết nối của hồi hải mã với các vùng não khác.

Tập thể dục thường xuyên (Ảnh: Internet)

Để phát huy được hiệu quả của việc tập thể dục, bạn phải duy trì tập luyện thường xuyên. Tuy nhiên bạn không cần phải tới phòng gym hay tập những bài quá nặng, chỉ cần những hoạt động nhẹ nhàng, đơn giản hằng ngày cũng đem lại kết quả rõ rệt, giúp trí não minh mẫn và tinh thần sảng khoái hơn. Ví dụ như đi bộ, tập yoga, chạy bền,…

2. Ngủ đủ giấc

Chúng ta, đặc biệt là người trẻ thường có thói quen thức khuya, có thể là để lướt mạng xã hội – nơi có vô vàn điều thú vị kích thích chúng ta tiếp tục lướt mà quên mất thời gian, hoặc là do quá tham công tiếc việc mà đắm chìm vào công việc đến khuya. Điều này kéo dài sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả đáng sợ, ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và hoạt động trí não, làm suy giảm sự tập trung, khiến đầu óc thiếu nhạy bén, từ đó mà giảm trí thông minh. Theo một nghiên cứu năm 2019, thiếu ngủ mức độ nhẹ cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ.

Ngủ đủ giấc để có một ngày mới tràn đầy năng lượng (Ảnh: Internet)

Khi bạn đi ngủ, đặc biệt là ngủ đúng giờ và đủ giấc, bộ não sẽ củng cố những ký ức mà bạn đã tiếp thu trong cả ngày hôm đó, đồng thời cũng giúp tăng cường khả năng tiếp thu thông tin mới của não bộ vào ngày hôm sau. Bạn có thể sử dụng các app tính giấc ngủ theo chu kỳ để đảm bảo mình có giấc ngủ đủ và thức dậy không bị uể oải, khởi đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

3. Thiền định

Thiền cũng là một cách rất hữu hiệu để trở nên thông minh hơn. Theo một nghiên cứu năm 2019, sau khi một nhóm người hoàn thành 8 tuần thiền định có hướng dẫn kéo dài 13 phút mỗi buổi, kết quả cho thấy sự tập trung, khả năng nhận diện và trí nhớ của họ tăng lên đáng kể. Mặt khác, sự lo lắng và tâm trạng của họ cũng được cải thiện tích cực.

Thiền định giúp cải thiện sự tập trung trí não (Ảnh: Internet)

Thiền định giúp bạn tập trung tâm trí, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, tạo trạng thái nhận thức tốt hơn cho não bộ, từ đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động trí não, giúp bạn trở nên thông minh hơn. Có nhiều cách để bắt đầu thiền định, mỗi sáng bạn chỉ cần bỏ ra 2-5 phút để tập tập thiền, sau đó tăng dần thời gian khi đã quen dần. Bạn có thể sử dụng các app để hỗ trợ, xem một số video hướng dẫn thiền hay tham gia một lớp dạy thiền.

4. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Một cách khác để tăng cường sức khỏe trí não và trở nên thông minh hơn là có một chế độ ăn khoa học, dùng các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ chức năng não như thực phẩm giàu axit béo omega-3, flavonoid và vitamin K.

Ăn những thức ăn có lợi cho não (Ảnh: Internet)

  • Axit béo omega-3 là thành phần chính của cấu trúc vỏ não, rất có lợi cho não bộ. Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo, rong biển, bơ, động vật có vỏ (nghêu sò ốc hến), các loại hạt…
  • Flavonoid là một hợp chất có trong thực vật, có lợi ích bảo vệ hệ thần kinh. Flavonoid có liên quan đến hoạt động nhận thức tích cực, bao gồm tăng cường chức năng ghi nhớ. Các nguồn giàu flavonoid bao gồm: quả mọng, ca cao, đậu nành, việt quất, trà xanh, sô-cô-la, rau xanh,…
  • Vitamin K đóng vai trò quan trọng đối với tế bào não và hoạt động nhận thức, chủ yếu có trong các loại rau xanh như cải xoăn, rau bina,…

Tăng cường bổ sung Vitamin K (Ảnh: Internet)

5. Chơi nhạc cụ

Chơi nhạc cụ là một cách để kích thích sự sáng tạo và tăng trí thông minh, giúp cải thiện chức năng nhận thức và thần kinh của bạn, liên quan đến các hoạt động như: nhận thức thính giác, phối hợp vận động, trí nhớ, nhận dạng hình mẫu,…

Thử thách bản thân bằng cách chơi một loại nhạc cụ mới (Ảnh: Internet)

Hãy thử thách bản thân bằng cách học chơi một nhạc cụ mới, nếu bạn đã biết chơi nhạc cụ thì hãy tập một bản nhạc mới. Hãy nhớ rằng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Bạn có thể tìm thấy nhiều video hướng dẫn miễn phí trên mạng để tự học, đây sẽ là một trải nghiệm mới thú vị mà còn giúp bạn trở nên thông minh hơn đấy!

6. Đọc sách

Một số nghiên cứu cho thấy rằng đọc sách cũng có thể giúp tăng cường trí thông minh. Đọc sách kích thích mọi khu vực của não và tăng cường các liên kết thần kinh giữa chúng. Việc đọc yêu cầu nhiều chức năng nhận thức như tập trung, dự đoán, ghi nhớ ngắn hạn và dài hạn, tư duy trừu tượng, bao quát, xử lý thông tin…

Hình thành thói quen đọc mỗi ngày để rèn luyện não bộ (Ảnh: Internet)

Việc đọc sách cũng giúp bạn mở mang kiến thức, hiểu biết sâu rộng thêm nhiều lĩnh vực của cuộc sống, bạn sẽ trở nên thông thái hơn với nguồn tri thức vô tận mà sách mang lại.

7. Không ngừng học

Có một sự thật là trình độ giáo dục càng cao thì trí thông minh cũng tương ứng, việc học thường xuyên làm tăng chức năng nhận thức và bảo vệ não. Học không đồng nghĩa với việc đi đến trường hay có bằng cấp. Bạn có thể học qua những kênh truyền thông, học từ cuộc sống, có thể tham khảo những kênh giáo dục nổi tiếng như TED, tham gia vào các khóa học online trên HarvardX hoặc Coursera, tham dự các bài giảng hoặc hội thảo, tự học một sở thích mới hay ngôn ngữ mới…

Không ngừng học (Ảnh: Internet)

8. Giao lưu xã hội

Từ xưa đến nay, con người luôn sống trong cộng đồng xã hội, tính xã hội trở thành một thuộc tính tự nhiên của chúng ta. Việc hòa nhập với xã hội cũng có thể nâng cao trí não của bạn, bởi vì các hoạt động xã hội kích thích tâm trí và khả năng nhận thức, giao tiếp cộng đồng. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Tương tác xã hội giúp rèn luyện trí óc của con người”.

Tích cực giao tiếp xã hội (Ảnh: Internet)

Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi gặp gỡ người lạ hoặc tạo mối quan hệ, bạn có thể cân nhắc những hoạt động như: tham gia tình nguyện trong cộng đồng, tham gia câu lạc bộ, gặp lại những người bạn cũ…

Hãy không ngừng học hỏi, khám phá mọi thứ và áp dụng các mẹo nêu trên, chúng có thể tăng cường sức khỏe não bộ và trí thông minh theo thời gian. Ngoài ra bạn có thể chia sẻ những tips mà bạn đã thực hiện để trở nên thông minh hơn nhé!

Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *