Những vấn đề cần biết về bướu máu – u máu ở trẻ nhỏ

Bướu máu hay u máu ở trẻ nhỏ là vấn đề không hiếm gặp. Khi thấy con có dấu hiệu trên da, nhiều bố mẹ lo lắng không biết u máu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Nguyên nhân và gây ra u máu và cách điều trị thế nào? Hãy đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn về u máu bạn nhé!

U máu ở trẻ nhỏ là gì? Nguyên nhân u máu ở trẻ?

U máu ở trẻ sơ sinh hay bướu máu là sự phát triển mạnh mẽ quá mức bình thường của một vài mạch máu, của các yếu tố nội mạch trên cơ thể, thường có hình dạng của một quả dâu tùy kích cỡ to nhỏ. Có khoảng 10% trẻ em sẽ gặp phải vấn đề này. Tuy gọi là u nhưng nó không liên quan đến vấn đề ung thư, nó lành tính và thậm chí có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên các di chứng do u máu để lại có thể khiến trẻ đau hoặc ảnh hưởng về phương diện thẩm mỹ. U máu nhiều khi cũng bị chẩn đoán nhầm với dị dạng mạch máu nếu không xem xét kĩ.

U máu ở trẻ nhỏ có nhiều hình thái (Nguồn: Internet).

Đặc điểm của U máu ở trẻ sơ sinh

U máu ở trẻ nhỏ có nhiều điều đặc biệt sẽ hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán. Về việc khởi phát của u máu hiện nay vẫn có những tranh cãi: Nhiều nhà khoa học cho rằng, U máu chỉ phát sinh vào tuần thứ một hoặc là tuần thứ 4 sau khi trẻ được sinh ra; Nhưng một vài bác sĩ chứng minh rằng về phương diện lâm sàng, u máu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào khi trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Theo điều tra thống kê yếu tố dịch tễ, trẻ da màu thường mắc bệnh hơn so với trẻ em da trắng, trẻ gái cũng dễ mắc bệnh hơn trẻ trai.

Nhận biết u máu ở trẻ nhỏ

U máu chia làm 3 loại có hình thái nhận biết khác nhau. Tuy nhiên cả 3 loại đều trải qua quy luật phát triển và suy thoái như nhau, gồm có 3 giai đoạn( tiến triển, ổn định và thoái lui). 3 loại u máu thường gặp ở trẻ sơ sinh là u máu trong da, u máu dưới da và u máu hỗn hợp.

  • U máu trong da: Là hình ảnh một đám hơi nổi trên da lành, có màu đỏ tươi, danh giới để phân biệt với vùng da lành không quá rõ ràng
  • U máu dưới da: U máu dưới da cũng nổi gờ lên so với da phẳng, nhưng nó có màu đỏ nhạt, vùng da nền có thể màu xanh nhạt hoặc cũng có thể trông như bình thường.
  • U máu hỗn hợp là thể thường gặp nhất (chiếm 75%). Trên vùng da lành, đặc biệt các vị trí như đầu, mặt, cổ, u máu màu đỏ tươi nổi gồ lên hẳn dễ thấy, bên dưới là vùng da có biểu hiện như u máu trong da.

Hình ảnh về u máu và các loại bớt ở trẻ (Nguồn: Internet).

U máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

U máu ở trẻ sơ sinh là lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Những u máu kích thước nhỏ thậm chí không cần điều trị, nó sẽ mờ dần và mất sau 1 tuổi. Theo thống kê, Đến 5 tuổi 50% trường hợp u máu sẽ biến mất, đến 9 tuổi – tỉ lệ là 70%, và đến 10 tuổi – tỉ lệ là 90%. Sau khi hết, u máu có thể để lại trên da bé vết màu hồng và trắng nhạt. Những trường hợp kích thước lớn hơn sẽ cần điều trị. Việc quyết định áp dụng phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào bác sĩ nhi khoa và tuân theo chỉ định cụ thể. Nếu có biểu hiện u máu thì dù không nguy hiểm mẹ cũng cần đưa con đi khám để được chăm sóc tốt nhất mẹ nhé.

(Nguồn: Internet).

Trường hợp nào cần điều trị u máu

Đa số các trường hợp u máu nhỏ có thể hết, nhưng vẫn có những trường hợp hạn hữu và lưu ý. Những trường hợp u máu sau đây sẽ cần can thiệp y tế:

  • Tính thẩm mỹ: Điều trị lase trong năm đầu tiên khi trẻ có u máu sẽ giúp cải thiện nhiều về vấn đề thẩm mỹ
  • Khi xác định bướu máu nằm sâu dưới da cần làm xét nghiệm cẩn thận để đề phòng trường hợp u máu chèn ép vào các cơ quan khác
  • Nếu bướu máu trong gan hay đường tiêu hóa có thể gây xuất ép và tắc nghẽn mạch cấp máu cho các cơ quan đó
  • Bướu máu ở mắt có thể gây rối loạn thị giác cần can thiệp
  • U máu lớn gây nhiều nguy cơ như suy tim, dò động tĩnh mạch

Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chuyên mục Sức khỏe của Bloganchoi bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *