Hầu như ai cũng biết yoga là một phương pháp tuyệt vời giúp kéo dài vẻ đẹp thanh xuân và tuổi thọ. Nhưng liệu bạn đã biết hết những lợi ích mà yoga đem lại hay chưa? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé.
1. Giúp tiêu hoá tốt
Hệ tiêu hóa hoạt động kém biểu hiện ở các tình trạng ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu khiến bạn khó chịu. Những động tác yoga như hít thở sâu, duỗi người tập trung vào cơ bụng, vặn người sẽ giúp loại bỏ được các chất độc tích tụ trong đường ruột rất hiệu quả.
Một số động tác bạn có thể áp dụng như tư thế mèo bò (Marjaryasana-Bitilasana), tư thế chó cúi đầu (Adho Mukha Svanasana), tư thế tam giác (Trikonasana), tư thế cây cầu (Sarvangasana), tư thế xả khí (Ardha Pawmuktasana), tư thế chó con duỗi người (Uttana Shishosana),…
Bạn có thể mua dụng cụ tập yoga tại đây.
2. Trị liệu thoái hóa khớp gối
Yoga có tác động tích cực đến những người bị bệnh viêm khớp, thoái hoá khớp. Tập luyện yoga đều đặn hàng ngày thì sau ít nhất 6 tuần sẽ giúp các khớp vận động linh hoạt hơn, những cơn đau được giảm đáng kể khi vận động.
Một số động tác bạn có thể áp dụng như tư thế chiến binh, tư thế ngọn núi (Tadasana), tư thế anh hùng (Virasana), tư thế tam giác (Triangle),…
3. Bảo vệ cột sống
Hiện nay, bệnh đau lưng trở nên rất phổ biến do rất nhiều nguyên nhân. Các triệu chứng làm vẹo, lệch khớp xương sống, chèn ép dây thần kinh tạo ra những cơ đau dai dẳng. Những tư thế yoga đúng và được tập luyện đền đặn sẽ giúp cơ thể trở nên dẻo dai và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh trên.
Các động tác yoga bạn có thể áp dụng như tư thế chó duỗi mình biến thể (Uttana Shishosana), tư thế bươm bướm (Baddha Konasana), tư thế nhân sư (Salamba Bhujangasana), tư thế em bé hạnh phúc (Ananda Balasana), tư hế con cá (Matsyasana),…
4. Chắc khỏe xương
Yoga được xem là bài tập tốt cho xương nhất, không chỉ dành cho những người bị bệnh xương khớp mà cả những người trẻ tuổi. Những bài tập yoga đã được chứng minh rất tốt cho cơ thể, đặc biệt cho xương sống dẻo dai chỉ bằng một vài những động tác đơn giản.
Các động tác dành riêng cho phần xương bạn nên áp dụng ngay như tư thế cái cây (Vrksasana), tư thế tam giác (Trikonasana), tư thế cây cầu (Setu Bandhasana), tư thế nằm nâng một chân nắm ngón chân cái (Supta Padangustasana),…
5. Máu huyết lưu thông
Luyện tập yoga tại nhà đúng cách, đều đặn là một trong những phương pháp tuyệt vời giúp tăng lượng oxy cho cơ thể, giúp hệ tuần máu được lưu thông. Đặc biệt, yoga rất tốt cho người bị bệnh thiếu máu não, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tê bì nhức mỏi chân tay,…
Một số động tác như tư thế con rắn (Cobra), tư thế con lạc đà (Camel), tư thế con cá (Fish), tư thế cái cày (Plow), tư thế tam giác (Triangle), tư thế thuyền nhỏ (Pavanmuktasana),…
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Thời tiết thay đổi thất thường, hệ miễn dịch của cơ thể khó có thể thích ứng kịp và dễ bị suy yếu. Đây là nguyên nhân gây ra các triệu chứng cảm cúm và rất dễ lây lan cho nhiều người. Để phòng và tránh những điều đó, ngoài việc dùng thuốc ra thì yoga là một trong những cách tự nhiên và đơn giản để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Các tư thế nên áp dụng như tư thế ngọn núi (Tadasana), tư thế em bé (Balasana), tư thế con cá (Matsyasana), tư thế lạc đà (Ustrasana), tư thế cây cung (Dhanurasana), tư thế cái ghế (Utkatasana), tư thế cái cây (Vrksasana), tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana), tư thế cây cầu (Setu Bandhasana), tư thế cái cày (Halasana),…
7. Tốt cho tim mạch
Các động tác yoga chủ yếu tập trung nhiều vào việc thở và thiền định. Do vậy, yoga được xem là người bạn đồng hành tuyệt vời giúp bạn bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt với những người có bệnh về tim mạch, người có tiền sử về đau tim hay đột quỵ.
Bài tập tốt cho sức khoẻ nói chung và tốt cho tim nói riêng như tư thế ngón chân cái (Padangusthasana), tư thế gập đầu chạm gối (Janu Sirsasana), tư thế ngón chân cái nằm ngửa (Supta Padangusthasana), tư thế cây cầu (Setu Bandha Sarvangasana),…
8. Ổn định huyết áp
Theo chuyên gia, yoga có thể giúp điều tiết và kiểm soát huyết áp cho người bị cao huyết áp. Cao huyết áp nên tập những bài tập yoga nào? Các tư thế bạn có thể áp dụng như tư thế đại bàng (Garudasana), tư thế cây cầu, tư thế cây cung, tư thế nắm ngón chân cái, tư thế cái cày,…
Tham khảo bài viết: Nhận biết 6 triệu chứng bệnh cao huyết áp để điều trị sớm
9. Hỗ trợ chữa bệnh phổi
Như phần trên, yoga tập trung chủ yếu vào thở và thiền định. Chính vì thế, yoga được xem là phương pháp phục hồi và điều trị cho các bệnh nhân đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, xơ phổi, giãn phế nan, tràn dịch màng phổi,… Bạn có thể áp dụng các bài tập thở Kapalbhati Pranayama, Shankha Prakshalana,…
10. Giảm cân hiệu quả toàn thân
Bạn đã nghe tới tập yoga giảm cân toàn thân chưa? Những tư thế yoga có thể làm săn chắc và tác động lên toàn bộ cơ thể, nhất là những vùng tích tụ nhiều mỡ như eo, bụng, đùi,… Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả dù phương pháp nào đi nữa thì việc tập luyện thường xuyên đều đặn là yêu cầu bắt buộc bạn phải tuân thủ.
Một số bài tập yoga giảm cân tại nhà hiệu quả như tư thế nằm xả hơi (Pawanmukatasana), tư thế rắn hổ mang, tư thế cánh cung, tư thế duỗi người bên, tư thế chiến binh (Virabhadrasana), tư thế duỗi người sang bên, tư thế chim đại bàng, tư thế chim bồ câu, tư thế ngồi chéo tay, tư thế ngồi gập người trước,…
11. Tăng cường sinh lý
Có lẽ khá nhiều người sẽ bất ngờ vì yoga có thể giúp tăng cường sinh lý. Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một phương pháp tự niên để tăng cường sức khoẻ và cải thiện chức năng sinh lý an toàn và hiệu quả nhất thì yoga là một sự lựa chọn không nên bỏ qua.
Bạn có thể áp dụng các tư thế như tư thế chấu chấu, tư thế rắn hổ mang, tư thế ngồi hít vào gập người, tư thế mèo bò, tư thế chó cúi đầu (Plank), tư thế ghế ngồi, tư thế chim đại bàng, tư thế cây cầu,…
12. Giảm stress
Bạn đang gặp stress và cảm thấy không còn sức lực để làm việc hay vui chơi? Khi phải chịu đựng những căng thẳng từ công việc hay gia đình khiến bạn luôn có những hành động cáu gắt, bực bội, tâm trạng luôn thất thường,…
Bằng cách kết hợp một số động tác dưới đây sẽ giúp bạn giải toả được tâm trạng cực kỳ hiệu quả và khiến bạn yêu đời hơn tư thế đứa trẻ, tư thế ngồi thiền, tư thế em bé hạnh phúc, tư thế rắn hổ mang, tư thế cây cầu,…
13. Chữa bệnh mất ngủ
Bạn hay phải thức khuya để làm việc, chăm sóc con cái, hay đơn giản bị bệnh mất ngủ thường niên? Hãy áp dụng ngay những bài tập yoga sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Từ đó, bạn có thể cải thiện được chứng mất ngủ, khiến cơ thể vui vẻ, thoải mái và làm việc hiệu quả.
Các bài tập bạn nên áp dụng như tư thế hơi thở mặt trăng (Chandra Bhedana), tư thế gập người, tư thế ngọn lửa (Agnistambhasana), tư thế chó con duỗi người (Uttana Shishosana), tư thế nằm ngửa vặn người, tư thế chân tựa tường (Viparita Karani),…
Rất nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh được nhiều lợi ích của yoga đối với cả thể chất và tinh thần. Nhớ rằng, việc tập luyện thường xuyên là điều rất quan trọng để phát huy được tối đa lợi ích từ yoga đối với sức khoẻ và cuộc sống. Hãy giới thiệu yoga cho mọi người cùng biết để xây dựng một cộng đồng khoẻ mạnh.
Chúc bạn áp dụng các bài tập yoga một cách hiệu quả nhất để luôn luôn khoẻ đẹp. Theo dõi chuyên mục sức khoẻ Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật những bài viết mới hữu ích nhé!