Chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật với mọi người. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu về chúng để có các biện pháp kịp thời bổ sung nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình mình nhé!
Sự hình thành các gốc tự do và khái niệm về chất chống oxy hóa
Sự hình thành các gốc tự do
Các gốc tự do là các nguyên tử hay phân tử có chứa một điện tử electron đơn lẻ, chưa được ghép cặp. Do thiếu hụt một electron nên các gốc tự do có xu hướng liên kết với một electron của các phân tử khác.
Các gốc tự do có thể được sinh ra từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, do lối sống căng thẳng hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, hóa chất như khí thải, khói bụi, tia cực tím, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng, chất bảo quản.
Cụ thể hơn, quá trình chuyển đổi chất dinh dưỡng từ thức ăn sản xuất ra năng lượng của mỗi tế bào trong cơ thể, gồm một chuỗi các phản ứng hóa học tạo ra các gốc tự do. Bên cạnh đó, khi chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh thì các gốc tự do semiquinon của vitamin E, coenzym Q tăng lên rất rõ. Tiếp xúc các chất độc hại, ô nhiễm môi trường xâm nhập qua da, phá hủy các cấu trúc da, tạo ra các gốc tự do.
Gốc tự do làm tổn thương tế bào, là một trong các nguyên nhân của sự lão hóa và cũng là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm khác.
Khái niệm về chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là các chất tự nhiên hoặc nhân tạo giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự tổn hại tế bào gây ra bởi các gốc tự do. Thật may mắn các chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả trái cây và rau củ.
Các chất chống oxy hóa phổ biến là vitamin A, C và E, beta – carotene, selen, hợp chất lycopene. Ngoài ra còn các chất chống oxy hóa khác như lutein, zeaxanthin, glutathione, kẽm.
Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hoá
Chỉ số ORAC (khả năng hấp thụ gốc oxy hóa) là đơn vị đo lường hàm lượng chất chống oxy hóa trong thực phẩm, chỉ số này càng cao thì khả năng chống oxy hóa càng cao. Dưới đây là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và chỉ số ORAC tương ứng.
Danh sách các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa cùng với chỉ số ORAC tương ứng
- Quả mâm xôi đen (19.220)
- Nho khô, vàng, không hạt (10.450)
- Quả việt quất hoang dã (9.621)
- Atisô luộc (9.416)
- Mận (8.059)
- Nho đen (7.957)
- Dâu tây (5.938)
- Mâm xôi (5.905)
- Quả sung (3.383)
- Táo nguyên vỏ (3.049)
- Nho đỏ (1.837)
Bạn tìm mua nho khô, vàng, không hạt tại đây.
Danh sách các loại rau, củ giàu chất chống oxy hóa cùng với chỉ số ORAC tương ứng
- Kinh giới tươi (27.297)
- Bạc hà tươi (13.978)
- Atiso nguyên liệu (6.552)
- Khoai tây nấu chín (4.649)
- Măng tây nguyên liệu (2.252)
- Củ cải đường, sống (1.776)
- Bông cải xanh tươi (1.510)
- Rau bina tươi (1.513)
- Cà tím nguyên liệu (932)
- Khoai lang sống (902)
Bạn tìm mua măng tây tại đây.
Danh sách các loại hạt giàu chất chống oxy hóa cùng với chỉ số ORAC tương ứng
- Hồ đào (17.940)
- Óc chó (13.541)
- Phỉ (9.645)
- Hạt điều (1.948)
- Hạt thông sấy khô (720)
Kinhnghiem360.edu.vn hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những giải đáp cơ bản về chất chống oxy hóa, lợi ích của nó với sức khỏe và danh sách các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Đừng quên ghé thăm Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác trong chuyên mục nhé!