Ngủ đủ 8 tiếng một ngày mà vẫn không muốn rời giường. Bạn có bao giờ tự hỏi nguyên nhân buồn ngủ mọi lúc mọi nơi như vậy chưa? Điều này liên quan tới sức khỏe của bạn đấy, cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!
Đầu tiên, điểm qua một số triệu chứng điển hình cho thấy bạn đang gặp vẫn đề về giấc ngủ nhé:
- Cảm thấy buồn ngủ quá mức, buồn ngủ ban ngày nhiều dù đã ngủ đủ thời gian.
- Dễ dàng ngủ gật trong các hoạt động ít vận động như đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi.
- Khả năng tập trung kém, dễ bị phân tâm.
- Trí nhớ ngắn hạn kém.
Một số yếu tố làm rối loạn giấc ngủ khiến bạn không thể ngủ ngon, từ đó dẫn tới sự suy giảm chức năng thần kinh và gây cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ mọi lúc mọi nơi. Vậy những yếu tố đó là gì?
1. Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng mà bạn liên tục, một phần hoặc hoàn toàn ngừng thở trong khi ngủ. Nó có thể xảy ra hàng chục hoặc thậm chí trăm lần mỗi giờ trong giấc ngủ, từ đó dẫn đến tiếng khịt mũi lớn, ngáy ngủ, khó thở và khiến bạn giật mình tỉnh giấc.
Sau mỗi lần tỉnh giấc, bạn sẽ rất khó quay trở lại giấc ngủ sâu mà sẽ chuyển sang giấc ngủ nông, ngủ mơ màng. Tuy nhiên, khi thức dậy bạn có thể hoàn toàn không nhớ gì về hiện tượng này. Chứng ngưng thở khi ngủ được chẩn đoán khi có lớn hơn 5 lần ngưng thở trong mỗi giờ ngủ và một đợt ngưng thở kéo dài ít nhất 10 giây.
2. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính đến nay các nhà khoa học chưa tìm hiểu được nguyên nhân rõ ràng và trên lâm sàng bệnh khá khó để nhận biết. Về cơ bản, biểu hiện của bệnh thể hiện ở 6 yếu tố sau:
- Mệt mỏi nhiều sau khi làm việc gắng sức
- Mất tập trung, giảm trí nhớ
- Đau mỏi cơ xương khớp nhưng không có biểu hiện sưng viêm
- Dù ngủ nhiều cũng vẫn buồn ngủ
- Đau họng thường xuyên hoặc mãn tính
- Nổi các hạch bạch huyết ở cổ, ở nách
Hội chứng mệt mỏi mãn tính không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lâu dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sử dụng một số loại thực phẩm như trà hoa cúc, quả óc chó hay yến mạch sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Bạn có thể tìm mua trà hoa cúc túi lọc tiện dụng tại đây.
3. Hội chứng chân tay không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ (RLS) là hội chứng khá hay gặp và là nguyên nhân mất giấc ngủ của nhiều người. Rối loạn này được đặc trưng bởi một cảm giác khó chịu ở chân, tê dại, đau nhói khiến người bệnh luôn có cảm giác muốn vận động, đi lại. Bệnh thường phát triển vào buổi đêm khi bạn đang nằm xuống để nghỉ ngơi.
Hội chứng tay chân không nghỉ hiện chưa có nguyên nhân giải thích rõ ràng nhưng theo thống kê bệnh có liên quan nhiều tới yếu tố di truyền. Nữ gặp nhiều hơn nam và càng cao tuổi tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn.
4. Rối loạn nhịp sinh học
Mỗi người sẽ có một đồng hồ sinh học được hiểu là thời gian biểu mà cơ thể tự thích ứng để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh môi trường sống. Khi nhịp sinh học bị rối loạn sẽ làm bạn khó đi vào giấc ngủ đúng thời điểm. Đa số buổi đêm bạn cảm thấy khó ngủ và thay vào đó bạn muốn ngủ vào ban ngày.
Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự sắp xếp thời gian cho công việc của bạn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể cân đối lại đồng hồ sinh học sau một thời gian luyện tập đúng cách.
5. Hội chứng Kleine-Levin
Hội chứng Kleine-Levin hay còn gọi là hội chứng người đẹp ngủ. Tên gọi này xuất phát từ biển hiện buồn ngủ quá mức lặp đi lặp lại nhiều lần của bệnh. Thậm chí một ngày người bệnh ngủ đến 20 tiếng và tình trạng này hoàn toàn có thể kéo dài trong nhiều năm liền.
Mỗi khi cơn buồn ngủ đến người mắc phải hội chứng này rất khó để cưỡng lại, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, công tác và làm việc.
- 8 nguyên nhân mất ngủ cần tránh để ngon giấc mỗi đêm
-
5 tác hại của thức khuya đối với nam giới cực kỳ nghiêm trọng
Vậy là với bài viết trên đây Kinhnghiem360.edu.vn đã gửi tới bạn đọc những thông tin về 5 nguyên nhân buồn ngủ cả ngày rất hay gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mong rằng bài viết sẽ mang lại lời khuyên hữu ích để giúp độc giả chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe bản thân và cả gia đình.
Đừng quên ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin cần thiết nhé!