Các chất dinh dưỡng và thực phẩm đặc biệt cần chú ý ở giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ

Chế độ ăn trong thời gian cho con bú không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Vậy, các chất dinh dưỡng và thực phẩm đặc biệt cần chú ý ở giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ là gì? Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu ngay thôi nào!

Một số loại thực phẩm có flavonoid gây mùi mạnh như tỏi, hành, nén,… có thể ảnh hưởng đến mùi của sữa. Sự thay đổi mùi của sữa đột ngột có thể gây khó chịu đối với một số trẻ nhạy cảm.

Tỏi, hành, nén (Nguồn: Internet)

Nói chung, các bà mẹ có thể ăn bất kỳ loại thực phẩm nào trong giai đoạn cho con bú ngoại trừ những thực phẩm mà trước đó đã xác định là có gây dị ứng ở mẹ. Nếu các mẹ nghi ngờ một loại thực phẩm nào làm cho bé khó chịu hoặc gây ảnh hưởng đến nguồn sữa, các mẹ nên thực hiện nghiệm pháp “thử lại thức ăn”: Ngưng hẳn thực phẩm đó trong một thời gian, sau đó cho ăn lại và theo dõi đáp ứng của trẻ.

Nếu các mẹ phải kiêng một loại thực phẩm nào đó trong thời gian dài thì các mẹ cần phải được hướng dẫn để tìm các thực phẩm thay thế, sao cho vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết khi nuôi con bằng sữa mẹ.

Chất cồn

Cồn dễ dàng qua sữa và nồng độ cồn đạt cao nhất là trong vòng 1 giờ sau uống. Một lượng cồn dù rất nhỏ, tương đương 1 lon bia 330ml sẽ làm trẻ bú mẹ ít hơn. Ba nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ ít hơn có thể là:

  • Chất cồn làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa
  • Sự chuyển hóa rượu ở trẻ chưa hoàn chỉnh nên dù chỉ một lượng nhỏ chất cồn cũng gây ức chế khả năng bú của bé và làm cho bé bị buồn ngủ.
  • Hạn chế tiết sữa

Chất cồn (Nguồn: Internet)

Chất cồn được khuyến cáo là không nên sử dụng đối với phụ nữ cho con bú vì sẽ ảnh hưởng đến việc tiết sữa. Trong trường hợp nếu các mẹ lỡ có sử dụng các loại nước giải khát có cồn hoặc được lên men thì các mẹ nên sử dụng sau khi cho trẻ bú xong thay vì trước khi cho trẻ bú.

Ngoài ra, các mẹ nên ăn một bữa ăn để giảm hấp thụ chất cồn và nên chờ vài giờ sau đó mới cho trẻ bú cữ sữa tiếp theo (tối thiểu 2 giờ). Nếu các mẹ có cảm giác sau khi uống chất cồn mà lượng sữa không đủ thì các mẹ nên vắt bỏ lượng sữa này.

Khói thuốc lá

Hút thuốc lá và khói thuốc lá cần được loại bỏ khỏi môi trường của trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra. Bên cạnh đó, nicotin trong khói thuốc lá, kể cả hút thuốc lá chủ động và thụ động đều gây ảnh hưởng giảm thời gian ngủ của trẻ và gia tăng nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ.

Caffeine

Caffeine có thể qua được sữa mẹ và khiến trẻ bị kích thích, khó ngủ. Với liều lượng lớn hơn, từ 1-2 ly cà phê/ngày có thể gây ảnh hưởng đến giá trị sinh học của sắt trong sữa mẹ và làm giảm dự trữ sắt ở trẻ. Chính vì vậy, với các phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ thì cần hạn chế caffeine trong giai đoạn này.

Thuốc điều trị

Có một số các loại thuốc chống chỉ định trong giai đoạn cho con bú vì gây ức chế tiết sữa hoặc qua sữa mẹ thì gây ảnh hưởng có hại đến trẻ. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị, kể cả thuốc bổ sung ở dạng thảo dược thì các mẹ cũng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc điều trị (Nguồn: Internet)

Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha!

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
  2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM (2019) – Dinh dưỡng học – Nhà xuất bản Y học.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *