Nhiều cha mẹ không biết rằng thực tế có nhiều tình trạng và bệnh về mắt khác nhau có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, vì vậy nếu bạn nghi ngờ con em mình có vấn đề về mắt, hãy đến bác sĩ nhãn khoa – nhi khoa để đánh giá và chẩn đoán chính xác. Chìa khóa đối với các bệnh về mắt ở trẻ em là phát hiện và điều trị sớm để tránh hậu quả có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực. Trong bài viết này, hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn xem xét một số các vấn đề về mắt ở trẻ em và cách điều trị.
Các vấn đề về mắt thường gặp ở trẻ em bao gồm lác, chắp, nhược thị và tật khúc xạ. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh mắt của trẻ em.
Bệnh gì ở trẻ em có thể gây mù lòa?
Mù lòa ở trẻ em thường do thiếu vitamin A, bệnh sởi, đục thủy tinh thể bẩm sinh, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh và bệnh võng mạc ở trẻ non tháng (ROP). Tỷ lệ phổ biến tương đối của những nguyên nhân này khác nhau tùy theo nguồn dữ liệu khác nhau.
Ba rối loạn thị giác phổ biến nhất ở trẻ em độ tuổi mẫu giáo là gì?
Các rối loạn thị lực phổ biến nhất ở trẻ em là tật khúc xạ cận thị, viễn thị và loạn thị. Tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng không tập trung vào võng mạc, gây nhìn mờ.
Loạn thị có phổ biến ở trẻ mới biết đi không?
Loạn thị thực sự rất phổ biến ở trẻ em. Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Học viện Nhãn khoa Mỹ, khoảng 23% trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi mắc tình trạng này.
Màu mắt hiếm nhất là gì?
Mắt xanh. Việc sản xuất melanin trong mống mắt là yếu tố ảnh hưởng đến màu mắt. Nhiều melanin hơn sẽ tạo ra màu tối hơn, trong khi ít hơn sẽ khiến mắt sáng hơn. Mắt xanh là hiếm nhất, nhưng có những thông tin cho rằng mắt xám thậm chí còn hiếm hơn.
Đâu là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh về mắt?
- Mất thị lực ngoại vi
- Đỏ quanh mắt
- Xuất hiện các điểm bất thường khi nhìn
- Mất thị lực đột ngột
Tại sao mù lòa ở trẻ em là vấn đề ưu tiên?
Mù ở trẻ em phổ biến hơn ở các vùng kinh tế kém phát triển vì các bệnh và yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến mù lòa do những nguyên nhân mà hiện nay không xảy ra ở các nước công nghiệp phát triển (ví dụ như bệnh sởi, thiếu vitamin A, viêm mắt sơ sinh, sốt rét).
Bệnh sởi gây mù ở trẻ em như thế nào?
Hầu hết tất cả những người mắc bệnh sởi đều bị đỏ mắt gọi là viêm kết mạc. Sau khi bị đỏ mắt có thể dẫn đến viêm giác mạc, có thể làm vỡ giác mạc và dẫn đến sẹo và thậm chí là mù lòa.
Dưới đây là một số thông tin chi tiết về các loại bệnh mắt thường gặp ở trẻ:
LOẠI BỆNH | DẤU HIỆU VÀ
TRIỆU CHỨNG |
ĐIỀU TRỊ |
Loạn thị | Giác mạc có hình dạng không đều có thể gây mờ mắt | Đeo kính nếu nhìn mờ |
Tắt nghẽn ống lệ (Ống dẫn nước mắt bị tắc) | Ở trẻ sơ sinh mắc bệnh này, còn gọi là tắc nghẽn ống lệ mũi, mắt liên tục chảy nước và tích tụ chất nhầy. | Massage nhẹ nhàng ống dẫn lệ có thể giúp giảm tắc nghẽn. Nếu không hiệu quả, có thể phải thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật |
Đục thủy tinh thể | Xuất hiện đám mờ trong thủy tinh thể của mắt, gây hiện tượng nhìn mờ. Khoảng 3 trong số 10.000 trẻ em bị đục thủy tinh thể. | Hầu hết đục thủy tinh thể phải được phẫu thuật cắt bỏ. Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hiếm gặp và thường không liên quan đến bệnh đục thủy tinh thể ở người lớn. |
Chắp | Vết sưng cứng, không đau trên mí mắt do tuyến nhờn bị tắc. | Có thể tự khỏi hoặc điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc chườm ấm. Trong một số trường hợp, có thể cần phải phẫu thuật nhỏ. |
Sụp mí mắt (ptosis) | Mí mắt không mở được như mong muốn. Nguyên nhân là do cơ mở mí mắt bị yếu. | Nếu nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng thị lực kém phát triển (nhược thị) và cần phải phẫu thuật. |
Mắt lệch giả (pseudostrabismus) | Nguyên nhân là do sống mũi rộng hoặc da thừa có nếp gấp giữa mũi và mắt. Biểu hiện lác mắt. | Không có cách điều trị. Cần theo dõi để đảm bảo mắt phát triển bình thường. |
Viễn thị (hypertopia) | Khó nhìn các vật ở gần. Viễn thị nhẹ là bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. | Nếu tình trạng trở nên trầm trọng hoặc gây mắt lác thì cần phải đeo kính. |
Bệnh tăng nhãn áp | Tình trạng áp lực bên trong mắt quá cao. Các dấu hiệu cảnh báo là cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, đau dai dẳng, mắt to, giác mạc đục và co thắt mí mắt. | Bệnh tăng nhãn áp ở trẻ nhỏ thường cần phẫu thuật. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể gây mù lòa. |
Mắt lười (nhược thị) | Giảm thị lực do không sử dụng ở mắt bình thường. Nguyên nhân thường là do khả năng lấy nét kém hoặc mắt lệch. | Dùng miếng dán hoặc thuốc nhỏ mắt đặc biệt cho mắt “tốt”. Các phương pháp điều trị khác thường bao gồm đeo kính hoặc phẫu thuật cơ mắt cho mắt lệch. |
Mắt lệch (lác) | Một mắt quay vào trong, lên trên, xuống dưới hoặc ra ngoài. Điều này là do các cơ mắt không phối hợp tốt với nhau. | Đeo kính, miếng dán hoặc phẫu thuật, tùy theo nguyên nhân gây ra lệch. |
Cận thị | Khó nhìn các vật ở xa. Cận thị rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng phổ biến hơn ở trẻ trong độ tuổi đi học. | Kính được sử dụng để điều chỉnh tầm nhìn xa. Một khi bị cận thị, trẻ thường không khỏi được khi lớn lên. |
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) | Phần lòng trắng của mắt bị đỏ, thường do nhiễm trùng, dị ứng hoặc kích ứng. Các dấu hiệu bao gồm chảy nước mắt, chảy mủ và cảm giác có vật gì đó trong mắt. | Tùy theo nguyên nhân, bệnh đau mắt đỏ thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Rửa tay thường xuyên có thể hạn chế sự lây lan của bệnh nhiễm trùng mắt sang các thành viên khác trong gia đình và các trẻ khác. |
Trầy xước giác mạc | Vết xước ở mặt trước của mắt (giác mạc), có thể rất đau. Mắt thường chảy nước và cũng nhạy cảm với ánh sáng. | Thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ kháng sinh để thúc đẩy quá trình lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng. |
Bệnh đau mắt hột | Bệnh nhiễm trùng thường mắc phải ở thời thơ ấu, đặc biệt là ở những vùng bụi bặm, nơi thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém. | Sử dụng thuốc kháng sinh, cải thiện vệ sinh môi trường xung quanh cũng như đảm bảo vệ sinh nguồn nước. |
Sty (hordeolum) | Vết sưng đỏ đau trên mí mắt do tuyến dầu hoặc tuyến mồ hôi bị nhiễm trùng. | Chườm ấm và nhỏ thuốc hoặc bôi thuốc mỡ kháng sinh. |
Mí mắt bị sưng (viêm bờ mi) | Tình trạng viêm ở tuyến dầu của mí mắt, thường dẫn đến sưng mí mắt và đóng vảy lông mi |
Chườm ấm và rửa mí mắt bằng dầu gội dành cho em bé. Thuốc kháng sinh có thể cần thiết nếu bị nhiễm trùng. |
Lưu ý: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo khám mắt cho tất cả trẻ em bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh và trong tất cả các lần khám sức khỏe cho trẻ.
Các bạn có thể xem thêm các thông tin về mắt của trẻ:
Nguồn: Mục Nhãn khoa của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (Bản quyền © 2022)
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm, hãy ghé Kinhnghiem360.edu.vn để theo dõi thêm nhiều điều thú vị mới nhé!