Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thật là liên quan đến mặt trăng như lời đồn hay không?

Từ xưa đến nay mọi người ở khắp nơi trên thế giới vẫn truyền tai nhau lời đồn rằng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có liên quan đến sự thay đổi của mặt trăng trong tháng âm lịch. Nhưng sự thật liệu có đúng như vậy?

Vì sao lại có ý tưởng “kỳ quặc” như vậy?

Thực ra quan niệm này cũng không phải là vô cớ, vì trên thực tế chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trung bình kéo dài khoảng 28 ngày, rất gần với chu kỳ của mặt trăng. Chúng ta biết rằng mặt trăng có vai trò điều hòa hiện tượng thủy triều trên Trái đất, vì vậy nhiều người hình dung rằng nó cũng có thể ảnh hưởng đến “thủy triều” bên trong cơ thể nữ giới.

Mặt trăng có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với người xưa (Ảnh: Internet).

Mặc dù nhiều nghiên cứu khoa học đã bác bỏ giả thuyết này nhưng công chúng dường như vẫn rất hứng thú với ý tưởng rằng kinh nguyệt và mặt trăng có thể liên quan với nhau theo một cách thần bí nào đó. Ví dụ: vào ngày xảy ra hiện tượng trăng máu năm 2019, rất nhiều người đã lên mạng xã hội để bày tỏ sự tò mò và hoang mang khi có kinh trong thời điểm đó.

Vậy thực sự có mối liên hệ nào giữa kinh nguyệt và mặt trăng không? Hãy xem các bằng chứng hiện nay cho thấy điều gì.

Các nghiên cứu khoa học về chu kỳ kinh nguyệt và mặt trăng

Một trong những người đầu tiên đưa ra mối liên hệ giữa kinh nguyệt và mặt trăng chính là Charles Darwin – nhà khoa học vĩ đại, tác giả của thuyết tiến hóa. Ông đã quan sát thấy mối liên hệ giữa độ dài của chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ mặt trăng. Sau Darwin, đã có nhiều nghiên cứu cố gắng tìm hiểu xem liệu có bằng chứng về mối liên hệ này hay không.

Mối liên hệ "thần bí" này liệu có thật không? (Ảnh: Internet).

Mối liên hệ “thần bí” này liệu có thật không? (Ảnh: Internet).

Một nghiên cứu nổi tiếng năm 1986 tuyên bố rằng thực sự có mối liên hệ như vậy. Sau khi kiểm tra 826 phụ nữ, các tác giả phát hiện ra rằng 28,3% phụ nữ bắt đầu có kinh vào khoảng thời gian trăng non. Một nghiên cứu khác vào năm 1987 đã ủng hộ những phát hiện của nghiên cứu này.

Một nghiên cứu năm 1977 lại cho thấy những phụ nữ bắt đầu kỳ kinh vào tuần trăng non có cơ hội mang thai cao hơn.

Mặt trăng liệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt? (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên những kết quả gần đây lại khác. Một nghiên cứu năm 2013 theo dõi 74 phụ nữ trong vòng 1 năm đã không phát hiện thấy sự đồng bộ giữa kinh nguyệt và mặt trăng.

Đặc biệt mới đây nhất, một nghiên cứu năm 2021 cho thấy chu kỳ kinh nguyệt của con người có thể đã từng đồng bộ với chu kỳ mặt trăng, nhưng ánh sáng nhân tạo và lối sống hiện đại đã phá vỡ mối liên hệ đó.

Nghiên cứu này theo dõi kinh nguyệt của 8 phụ nữ trong vòng 19 đến 32 năm. Kết quả có 5 người trong số đó cho biết có sự đồng bộ không liên tục với mặt trăng. Đối với 3 người còn lại, sự đồng bộ xảy ra thường xuyên nhất vào lúc trăng tròn hoặc trăng non.

Mối liên hệ có vẻ không rõ ràng (Ảnh: Internet).

Tuy nhiên một nghiên cứu năm 2019 của ứng dụng theo dõi kinh nguyệt Clue thu thập dữ liệu từ 1,5 triệu người dùng đã phát hiện ra rằng không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa mặt trăng và kinh nguyệt tự nhiên.

Theo nghiên cứu này, có khoảng 30% phụ nữ bắt đầu hành kinh đúng lúc hoặc gần lúc trăng non, nhưng điều này không cho thấy có mối liên hệ đáng kể. Các tác giả giải thích rằng giả sử chu kỳ kinh bắt đầu vào thời điểm ngẫu nhiên thì cũng có khoảng một nửa số người bắt đầu có kinh trong vòng ± 3 ngày kể từ lúc trăng tròn hoặc trăng non.

Nghiên cứu của Clue kết luận rằng: về mặt thống kê, tất cả phụ nữ sẽ có kỳ kinh đồng bộ với chu kỳ mặt trăng tại một số thời điểm nhất định trong cuộc đời của mình, nhưng đó có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi.

Vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho bí ẩn này (Ảnh: Internet).

Mặt trăng có ảnh hưởng đến yếu tố nào khác của cơ thể con người không?

Mặc dù vẫn chưa rõ liệu mặt trăng có thực sự ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hay không, nhưng các ảnh hưởng khác của nó đã được ghi nhận. Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy người dân ở cả nông thôn và thành thị đều trải qua các kiểu dao động giấc ngủ đặc biệt trong suốt chu kỳ mặt trăng: vào giai đoạn trăng tròn, hầu hết mọi người ngủ ít giờ hơn và đi ngủ muộn hơn, còn lúc trăng non mọi người thường ngủ nhiều giờ hơn.

Mặt trăng có tác động tới cơ thể con người (Ảnh: Internet).

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy có thể có mối liên hệ giữa mặt trăng và sức khỏe tâm thần, cụ thể là chu kỳ rối loạn lưỡng cực. Cũng có 2 người tham gia nghiên cứu này cho thấy mối liên hệ giữa chu kỳ tâm trạng và chu kỳ kinh nguyệt, cả hai thường bắt đầu vào lúc trăng tròn hoặc trăng non.

Tuy nhiên một nghiên cứu khác năm 2017 lại không tìm thấy mối liên hệ nào giữa chu kỳ mặt trăng và sự gia tăng các đợt bệnh tâm thần. Các tác giả cho biết: “Nếu các hiệu ứng mặt trăng có tồn tại thì chúng có thể nhỏ hoặc không thường xuyên, làm cho khó xác thực về mặt thống kê.”

Quan niệm dân gian về kinh nguyệt và mặt trăng như thế nào?

Trong khi cộng đồng khoa học vẫn chưa thống nhất về mối liên quan giữa mặt trăng và kinh nguyệt thì nhiều nền văn hóa lâu đời tin rằng có một mối liên hệ mang tính thần bí và tâm linh. Thậm chí đến thời đại hiện nay vẫn còn những nghi lễ tôn thờ mối liên hệ đó.

Rất nhiều người tin rằng mặt trăng ảnh hưởng đến kinh nguyệt (Ảnh: Internet).

Trong một sự kiện có tên The Red Tent, những người phụ nữ sẽ tụ họp cùng nhau vào lúc trăng non để suy ngẫm và gắn kết với nhau. Nghi lễ này được đặt tên theo một cuốn tiểu thuyết cùng tên năm 1997 kể lại việc phụ nữ thời xưa phải tự che giấu bản thân mình khỏi xã hội trong thời kỳ kinh nguyệt.

Văn hóa Hy Lạp cổ đại

Từ “kinh nguyệt” (menstruation trong tiếng Anh) bắt nguồn từ “mene” trong tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp có nghĩa là mặt trăng. Ở Hy Lạp cổ đại, các thầy thuốc tin rằng mặt trăng và kinh nguyệt có mối liên hệ với nhau. Trong thời gian phụ nữ có kinh, người ta cho rằng họ sẽ có sức mạnh tinh thần và tâm linh mạnh mẽ.

Người Hy Lạp cổ rất coi trọng mặt trăng (Ảnh: Internet).

Văn hóa thổ dân châu Mỹ

Nhiều nền văn hóa bản địa của châu Mỹ cũng tin vào mối liên hệ này. Chẳng hạn như người Ojibwe gọi kinh nguyệt là “thời gian mặt trăng”. Theo truyền thống, phụ nữ thường ở nhà trong thời gian này để nghỉ ngơi và suy ngẫm.

Người Ojibwe tin rằng phụ nữ có sức mạnh rất lớn trong thời kỳ kinh nguyệt. Họ coi việc chảy máu là trút bỏ sự căng thẳng và những điều xấu, có thể gây đau đớn hoặc chứa năng lượng tiêu cực, vì vậy họ rất cẩn thận để không làm gián đoạn quá trình đó.

Thổ dân châu Mỹ rất tôn thờ mặt trăng (Ảnh: Internet).

Bộ tộc Yurok ở California (Mỹ) cũng coi mặt trăng và kinh nguyệt là một phần văn hóa nổi bật. Họ cho rằng giai đoạn có kinh là lúc người phụ nữ đạt đến đỉnh cao sức mạnh, vì vậy không nên lãng phí thời gian vào những việc trần tục và những phiền nhiễu của xã hội, cũng như không nên quan tâm đến người khác giới làm mất tập trung.

Phụ nữ của bộ tộc này tin rằng họ đã được đồng bộ hóa với mặt trăng từ thời cổ đại. Nếu cảm thấy bị mất đồng bộ, họ sẽ khôi phục lại bằng cách ngồi dưới ánh trăng và nói chuyện với mặt trăng.

Văn hóa Ấn Độ cổ và Hindu

Nhiều truyền thống Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng chỉ ra mối liên hệ giữa chu kỳ mặt trăng và kinh nguyệt. Theo Ayurveda (văn hóa Ấn Độ cổ), máu được cho là do mặt trăng cai quản. Truyền thống nói rằng phụ nữ sẽ khỏe mạnh hơn khi chu kỳ kinh của họ đồng bộ với lịch âm của mặt trăng.

Người Ấn Độ cổ tôn thờ mặt trăng (Ảnh: Internet).

Theo văn bản Vasishtha Samhita của người Ấn Độ xưa, phụ nữ được coi là mặt trăng còn nam giới được coi là mặt trời. Người ta tin rằng chu kỳ lịch âm có ảnh hưởng đến các giai đoạn khác nhau của kinh nguyệt.

Các quan niệm khác

Một số người tham gia thực hành theo nghi lễ mặt trăng tin rằng bắt đầu hành kinh vào lúc trăng non hoặc trăng tròn sẽ có lợi cho tâm trạng, mức năng lượng và cảm giác kết nối tâm linh, mặc dù điều này không được khoa học ủng hộ.

Tổng kết

Vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ về mối liên hệ giữa kinh nguyệt với sự thay đổi của mặt trăng. Trong khi nhiều nghiên cứu khoa học bác bỏ ý tưởng này thì văn hóa dân gian vẫn tin vào ý nghĩa tâm linh một cách thần bí.

Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy có mối liên hệ nhưng việc theo dõi chu kỳ kinh của bản thân và so sánh với chu kỳ mặt trăng sẽ không có gì nguy hiểm. Có thể coi đó đơn giản là một cách để kết nối sâu sắc giữa cơ thể của mình với thế giới tự nhiên.

Hãy đón xem Kinhnghiem360.edu.vn mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *