Muối trong cơ thể người đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cân bằng nước và duy trì áp lực của chất dịch trong cơ thể, đảm bảo sức khoẻ. Nếu thiếu muối sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ? Cùng tìm hiểu nhé!
Lượng muối mà cơ thể cần là bao nhiêu?
Tuỳ từng độ tuổi khác nhau sẽ có nhu cầu về lượng muối khác nhau như sau:
- Lượng muối tối đa nạp vào cơ thể là 5g mỗi ngày dành cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn.
- Còn đối với trẻ nhỏ trong độ tuổi 1 đến 4 tuổi chỉ nên dùng tối đa 3g muối mỗi ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh nên dùng tối đa 1g muối mỗi ngày. Lưu ý rằng muối không nên bổ sung vào thức ăn của trẻ sơ sinh hàng ngay, thay vào đó hãy cho trẻ ăn các loại thực phẩm ăn dặm bao gồm: Trứng, sữa, thịt,… Vì trong những thực phẩm này đã có lượng muối natri phù hợp có thể dùng cho trẻ sơ sinh.
- Những người đang mắc một số bệnh lý về huyết áp, tim, thận,… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này để tuỳ chỉnh lượng muối cho hợp lý.
Tóm lại, việc điều chỉnh lượng muối sao cho phù hợp với cơ thể, lứa tuổi, sức khoẻ của bản thân là rất cần thiết. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cung cấp muối phù hợp cho cơ thể và an toàn. Bên cạnh đó, bổ sung nước cũng là điều nên làm để giúp đào thải bớt lượng muối không cần thiết trong cơ thể, điều hoà nội môi tốt hơn.
Những tác hại của việc mất cân bằng muối trong cơ thể
Muối có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống hàng ngày, không chỉ đơn thuần làm gia vị trong món ăn mà các loại thực phẩm tự nhiên cũng có thành phần muối trong đó.
Cơ thể muốn được khoẻ mạnh, phòng ngừa bệnh tật cần được cung cấp lượng muối hợp lý. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tế bào cân bằng lượng nước, ổn định thần kinh, hạn chế tình trạng phù nề.
Ngược lại, nếu cung cấp quá nhiều muối có thể gây ra một số bệnh liên quan đến huyết áp, các vấn đề về thận và tim mạch, phù tay chân, thường xuyên đi tiểu, nhức đầu, đau cơ,… ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ, bạn cần lưu ý về điều này.
Cách lựa chọn thực phẩm giúp cân bằng muối trong cơ thể
Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đã qua kiểm tra. Bổ sung đa dạng các loại rau, củ, hoa quả tươi vào bữa ăn hàng ngày và thường xuyên thay đổi để không bị nhàm chán. Đối với thịt cũng tương tự, không nên mua thực phẩm kém chất lượng, thịt lâu ngày,…
Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên rán, những đồ đóng hộp, thực phẩm được chế biến sẵn như: Bánh mì, pate, thịt nguội,…
Điều chỉnh lượng muối hợp lý khi nấu ăn, nấu vừa ăn, tạo thói quen cho bản thân và gia đình ăn nhạt, không nên cho quá nhiều muối. Không nên dùng quá nhiều các loại nước sốt, nước mắm,…
Bạn nên kiểm tra trước khi sử dụng bất kì một sản phẩm nào, xem lượng muối trên bao bì của sản phẩm là bao nhiêu để kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể, tránh gây hại đến sức khoẻ.
Hạn chế thói quen rưới mắm hoặc nước sốt lên cơm khi ăn, điều này vô tình khiến bạn tiêu thụ quá nhiều muối mà không kiểm soát được.
- Không chỉ tăng cường sức khỏe, ăn nhiều rau còn giúp bạn hạnh phúc hơn
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
- Medlatec
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec