Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch mà bạn không nên chủ quan

Bệnh suy giãn tĩnh mạch gia tăng khá nhanh và thường gặp ở những người lớn tuổi, béo phì, thường xuyên phải đứng nhiều, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn không nên bỏ qua để phát hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch sớm nhất và điều trị kịp thời.

Định nghĩa về suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch thường gặp nhiều ở nữ giới. Tình trạng này xảy ra khi hệ thống tĩnh mạch ở chân bị ứ đọng máu, gây ra tình trạng máu không thể trở lại tim theo đường tĩnh mạch được nữa, khiến cho các tĩnh mạch có dấu hiệu giãn ra do áp lực thuỷ tĩnh.

Định nghĩa về suy giãn tĩnh mạch (Nguồn: Internet)

Tình trạng này thường diễn ra âm thầm và tiến triển nhanh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra chảy máu, lâu lành các vết loét ở chân, hơn thể nữa còn có thể dẫn đến hoại tử chân.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch, trong đó một số nguyên nhân thường gặp ở hầu hết những người mắc bệnh này là:

  • Thừa cân: Tình trạng này có nguy cơ rất lớn gây ra bệnh giãn tĩnh mạch và một số vấn đề về tim mạch.
  • Thói quen không tốt: Thói quen không tốt ở đây là những thói quen làm việc hàng ngày. Không nên làm quá sức, cần dành thời gian để bản thân được nghỉ ngơi để tránh một số bệnh ảnh hưởng đến cơ thể.
  • Tuổi tác: Khi cơ thể đang có dấu hiệu lão hoá do tuổi tác, các chức năng cũng không còn hoạt động tốt dễ gây ra một số bệnh, đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch xuất hiện rất nhanh.
  • Mang thai đôi hoặc sinh nhiều lần.
  • Tiền sử gia đình.
  • Tính chất công việc phải đứng nhiều.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch (Nguồn: Internet)

Dấu hiệu nhận biết tình trạng suy giãn tĩnh mạch

  • Khó chịu ở chân.
  • Ngứa và nóng, căng tức ở phần bụng chân.
  • Thường xuyên gặp tình trạng chuột rút vào ban đêm.
  • Vùng có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch có cảm giác như kim châm.
  • Mỏi chân và có dấu hiệu sưng ở chân.
  • Gân xanh nổi nhiều ở khu vực bụng chân, mắt cá chân hoặc đầu gối.
  • Màu da thay đổi, viêm, loét, nhiễm trùng ở khu vực mắt cá chân.

Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch

Trước tiên bạn cần đến cơ sở y tế, bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh và được đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Một số phương pháp điều trị phổ biến là:

  • Sử dụng tia laser đốt bỏ và làm xẹp lại các tĩnh mạch.
  • Tiêm một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định làm xơ hoá tĩnh mạch bị tổn thương.
  • Tạo áp lực lên chân để điều chỉnh máu đi theo tĩnh mạch đến tim bằng cách sử dụng tất y khoa.

Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch (Nguồn: Internet)

Suy giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?

Người bệnh cần cảnh giác bởi bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày khiến cho việc vận động khó khăn hơn, ảnh hưởng đến công việc.

Ngoài ra, nếu người bệnh gặp phải những vết rách, nhiễm trùng ở khu vực bị suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra tình trạng lở loét lâu khỏi, gặp nhiều chấn thương.

Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch bằng cách nào?

  • Thay đổi lối sống lành mạch hơn, ăn uống đủ chất.
  • Hạn chế làm việc nặng, làm quá sức.
  • Điều chỉnh và kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Tập luyện thể thao để tăng cường sức đề kháng của bản thân.

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo:

  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
  • Medlatec

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *