Bệnh sởi là một trong những căn bệnh đang phổ biến nhất ở trẻ em hiện nay vì mức độ nguy hiểm của nó. Vậy hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu những giải pháp khắc phục và cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhé!
Bệnh sởi là căn bệnh cấp tính do virus gây ra. Nhóm đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 69%). Trẻ mắc bệnh sởi thường có những biến chứng như viêm long đường hô hấp, khó hở, ho khan, tiêu chảy,… và tệ nhất là có thể dẫn đến đến tử vong.
Đặc biệt, số người mắc bệnh sởi đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 5/8 đã có 290 ca mắc, con số này tăng gấp nhiều lần so với năm ngoái.
Vì vậy, bố mẹ cần biết chăm sóc cho trẻ bị mắc sởi và cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả để đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ cũng như của gia đình.
Cách chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà
1. Cách ly trẻ tại nhà, giữ phòng thông thoáng
Việc cần làm đầu tiên khi trẻ bị mắc bệnh sởi đó là cách ly trẻ tại nhà và đảm bảo cho trẻ có môi trường sống an toàn, sạch sẽ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh sởi là do môi trường của trẻ có mầm bệnh, mà bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên việc bé bị mắc phải là điều khó tránh.
Bên cạnh đó, cần chú ý giữ cho phòng ở luôn thông thoáng và sáng để trẻ không cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Có rất nhiều trường hợp các bố mẹ lo con bị bệnh sởi nên không để con ra ngoài ánh sáng, điều này đã khiến trẻ bị hỏng mắt vì kiêng khem quá kỹ.
2. Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày
Khi mắc bệnh sởi, trẻ rất dễ bị mất nước cho nôn mửa, tiêu chảy, đi tiểu nhiều,… Do vậy, bố mẹ cần cho trẻ uống thật nhiều nước (khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày) để giảm thiểu tình trạng mất nước và bổ sung khoáng chất cho cơ thể.
3. Đảm bảo sạch sẽ mỗi lần tiếp xúc với trẻ
Bệnh sởi có tính lây nhiễm rất cao, nếu trẻ ở trong một môi trường sống không sạch sẽ hay tiếp xúc với những người không vệ sinh thì sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người thân trong nhà cần đảm đảm vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn, đeo khẩu trang y tế,… mỗi lần tiếp xúc với trẻ. Mua xà phòng tại đây.
4. Bổ sung dinh dưỡng cần thiết
Gia đình cần cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa và nấu theo khẩu vị của người bệnh. Cha mẹ lưu ý cần phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ (đặc biệt là vitamin A) để bù vào những chất dinh dưỡng đã mất trong thời gian bị bệnh.
Những thực phẩm cần bổ sung cho trẻ:
- Các loại cháo dinh dưỡng, soup, thức ăn dễ tiêu hóa,…
- Các chất đạm như trứng, thịt bò, thịt gà, sữa, cá,…
- Tăng cường các loại rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
- Những loại trái cây giàu vitamin A và vitamin C như đu đủ, cà rốt, xoài, cam, bưởi,…
- Bổ sung nước ép hoa quả để giải nhiệt cơ thể.
5. Những điều trẻ cần kiêng trong thời gian bị bệnh
- Kiêng bẩn, gió lạnh, ánh nắng.
- Kiêng thức ăn chứa protein gây dị ứng, thức ăn dầu mỡ, thức ăn cay nóng,…
- Không dùng đồ uống có ga, có cồn vì dễ làm mất nước.
- Không dùng thuốc kháng sinh nếu không cần thiết bởi nhiều loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ, gây hại cho sức khỏe.
6. Đưa trẻ đi khám nếu có những biến chứng nguy hiểm
Nếu trẻ có những dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao, ho nhiều, khó thở, tiêu chảy,… thì bố mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được điều trị kịp thời, tránh trường hợp chủ quan mà khiến cho bệnh nặng hơn.
Cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em
1. Tiêm vắc xin phòng bệnh
Nhằm bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng ngay từ khi còn 6 tháng tuổi vì đa số trường hợp trẻ bị mắc bệnh sởi đều là do chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra tình trạng nhiều bệnh nhi bị mắc sởi khi chưa đến độ tuổi tiêm phòng nên bố mẹ lưu ý cho con đi tiêm đúng thời gian yêu cầu để phòng chống dịch bệnh.
2. Giữ vệ sinh nơi ở
Dù ở bất kỳ thời gian, hoàn cảnh nào thì cũng cần đảm bảo cho trẻ có môi trường sống sạch sẽ, an toàn. Phải thường xuyên giặt quần áo, chăn màn của trẻ. Phòng ở không được để bụi bẩn, không để gió lùa nhưng cũng không nên quá kín mít mà phải thoáng mát, tạo cảm giác thoải mái.
Thêm vào đó, mọi người trong gia đình cần vệ sinh thân thể sạch sẽ bởi bệnh sởi hay các bệnh truyền nhiễm khác đều rất dễ lây lan nếu người tiếp xúc với trẻ không đảm bảo vệ sinh.
3. Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh
Tránh để trẻ tiếp xúc với những người bị mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh sởi. Hạn chế đến các khu có chứa mầm bệnh như những khu vực gần bệnh viện và những chỗ đông người. Mỗi khi trẻ ra đường thì phải đeo khẩu trang đầy đủ để tránh bụi bẩn, ô nhiễm.
4. Luôn giữ ấm cơ thể của trẻ
Bệnh sởi dễ lây nhiễm khi trẻ bị lạnh. Do đó, để phòng tránh bệnh hiệu quả, trẻ cần được giữ ấm cơ thể, tránh đi ra ngoài trời có gió to, lạnh hay những nơi nắng nóng,…
Ngoài ra, bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông xuân nhưng gần đây lại có nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh vào mùa hè nên cha mẹ cần đảm bảo cho nhiệt độ cơ thể của trẻ được ổn định. Mua áo ấm cho trẻ tại đây.
5. Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Việc cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và phòng tránh các loại bệnh là hết sức cần thiết. Đặc biệt cần tăng cường các loại rau củ có chứa nhiều vitamin A, C, E,… hay sữa chua để bổ sung dưỡng chất, chống lại với virus gây bệnh.
Một số bài viết về bệnh thường gặp ở trẻ bạn nên biết:
- 5 bệnh mùa nóng ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả
- 5 điều cần biết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em để phòng tránh, điều trị tốt nhất
- 7 nguyên nhân gây viêm loét miệng ở trẻ em cha mẹ cần biết
Trên đây là cách điều trị và phòng tránh bệnh sởi cho trẻ mà Kinhnghiem360.edu.vn muốn chia sẻ để giúp các bạn giải quyết vấn đề này. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn và đừng quên đón đọc các tin tức bổ ích khác trên Kinhnghiem360.edu.vn nhé!