Dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng thận hư, cần lưu ý những gì?

Hội chứng thận hư (HCTH) là bệnh lý do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng với tiểu đạm, tăng lipid máu, giảm albumin máu và phù (mặt, tay, chân). Ngoài những dấu chứng trên, bệnh nhân bị HCTH có thể có tăng cân nhanh, tiểu bọt, mệt mỏi và giảm cảm giác thèm ăn. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu chế độ ăn cho bệnh HCTH nào!

Bạn đang đọc: Dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng thận hư, cần lưu ý những gì?

Bệnh nhân bị HCTH nếu không được điều trị và kiểm soát bệnh tốt sẽ bị suy giáp, thiếu máu, bệnh mạch vành, tăng huyết áp và suy thận.

Vì sao cần chế độ dinh dưỡng đúng cách trong hội chứng thận hư?

Dinh dưỡng đúng cách giúp:

  • Bồi hoàn lại lượng đạm mất qua nước tiểu, giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng.
  • Tăng sức đề kháng cơ thể.
  • Phòng ngừa bệnh lý liên quan đến tăng lipid máu (như bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu).
  • Kiểm soát huyết áp tốt hơn.
  • Giảm thiểu biến chứng suy thận.
  • Cải thiện chất lượng sống.

Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đúng cách

  • Ăn đủ các chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng bình thường. Cân nặng bình thường có thể tính nhanh: Chiều cao (tính theo cm) – 110. Ví dụ: Người có chiều cao 158cm, cân nặng bình thường nên là 48kg.
  • Ăn tăng cường lượng đạm trong ngày nhằm duy trì các chức năng của cơ thể và bù được lượng đạm mất qua nước tiểu. Cách tính lượng đạm như sau: Lượng đạm cho người bình thường (1g/kg/ngày) + lượng đạm mất qua nước tiểu trong vòng 24 tiếng (theo kết quả xét nghiệm).

Thực phẩm giàu đạm (Nguồn: Internet)

Ví dụ: Một bệnh nhân bị HCTH có cân nặng bình thường là 50kg (không phù), đạm niệu/24 tiếng là 15g. Như vậy, nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn một ngày là 50 × 1 + 15 = 65g đạm hoặc 70g.

  • Ăn đủ béo nhưng nên chọn chất béo tốt cho sức khỏe như chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa chỉ nên
  • Hạn chế cholesterol trong ngày
  • Ăn tăng cường rau, củ, trái cây tươi để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất, tăng cường miễn dịch và chất chống oxi hóa.

Tìm hiểu thêm: 10 tác nhân gây dị ứng kì quái nhất mà bạn không bao giờ ngờ tới

Ăn tăng cường rau củ quả (Nguồn: Internet)

  • Ăn nhạt, nêm thức ăn nhạt từ muối, nước mắm, bột ngọt, bột canh. Lượng muối ăn trong ngày không vượt quá 6g (tương đương 1 muỗng cà phê muối gạt ngang). Không chấm muối như khi ăn trái cây, không ăn mắm, khô, dưa muối,… Ở bệnh nhân phù nhiều, lượng muối trong ngày nên dưới 3g.
  • Không hút thuốc lá vì tăng nguy cơ bệnh và biến cố tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
  • Không lạm dụng rượu bia để kiểm soát huyết áp và bệnh tim mạch.

Hướng dẫn cách tính lượng đạm ăn vào trong ngày

Đạm có chủ yếu trong:

  • Thức ăn giàu đạm: Thịt, cá, trứng, gia cầm, hải sản, đậu, sữa,… Ví dụ như 100g thịt heo nạc có 19g đạm, 139kcal.
  • Thức ăn tinh bột: Cơm, xôi, bánh phở, hủ tíu, bánh mì, bánh canh,… Ví dụ như 1 chén cơm vun (200g cơm) có 8,2g đạm và 344kcal.
  • Ngoài ra, đạm còn có trong rau, củ nhưng với lượng rất ít. Ví dụ như 100g rau muống/rau dền có khoảng 3.2g đạm.

Lượng thực phẩm thay thế tương đương 100g thịt heo nạc có 19g đạm:

>>>>>Xem thêm: 8 lợi ích cho sức khoẻ của hạt tiêu mà có thể bạn chưa biết

100g thịt bò xào (Nguồn: Thu Minh)

  • Cá nạc, thịt gà nạc không da (không tính xương): 100g
  • Tôm tươi: 110g
  • Miếng đậu hũ: 170g (khoảng 2 miếng)
  • Đậu xanh: 80g
  • Đậu đen: 80g
  • Đậu phộng: 70g

Lưu ý: Trứng gà công nghiệp loại 60g có 8,9g đạm có 360mg cholesterol

Tính nhanh: Khẩu phần ăn có 3 bữa chính:

  • 3 chén cơm vun trong ngày: 24,6g đạm
  • 3 phần món mặn như 80g thịt, cá kho cho mỗi bữa ăn: 45,52g đạm

=> Tổng lượng đạm: 70,12g

Lượng đạm còn lại thì lấy từ rau, củ, quả

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng:

    Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

    Tài liệu tham khảo:

    Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy, Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân hội chứng thận hư

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *