“Mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?” là vấn đề mà nhiều thai phụ quan tâm. Chế độ dinh dưỡng cần được cân nhắc kỹ lưỡng trong thời gian mang thai. Vì vậy, hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn xem qua danh sách thực phẩm bổ sung sắt hiệu quả cho thai phụ nhé!
Trong thời gian mang thai, sức khỏe của người mẹ là vô cùng quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, thành phần dinh dưỡng của mẹ là yếu tố quyết định sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ thiếu chất sắt là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Vậy mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì? Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!
1. Súp lơ xanh – đáp án hàng đầu cho câu hỏi “mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?”
Súp lơ xanh (hay còn gọi là bông cải xanh) từ lâu đã là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng ấn tượng. Vì vậy, loại rau củ này càng được khuyến khích sử dụng nhiều hơn khi đang trong quá trình mang thai. Cụ thể, súp lơ chứa vitamin A và C, protein, crom, carbohydrate, canxi và đặc biệt là rất nhiều sắt – chất mà mẹ bầu thiếu máu cần.
2. Thịt bò
Các chuyên gia cho biết sắt từ động vật dễ hấp thụ hơn sắt từ thực vật rất nhiều. Nguyên nhân là do sắt động vật chứa heme sắt- một loại chất làm cơ thể dễ hấp thụ hơn. Thịt bò cung cấp cho cơ thể từ 2,5 – 3 mg sắt qua mỗi phần ăn. Thai phụ nên sử dụng phần nạc, tránh phần gân, mỡ.
3. Bí ngô
Bí ngô là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt như canxi, protein, vitamin, carotene, amino axit, sắt,… Những thành phần và giá trị dinh dưỡng cao này của bí ngô sẽ giúp được mẹ bầu tránh nguy cơ thiếu máu. Bạn cần chú ý lựa chọn bí ngô chín với hàm lượng canxi, sắt và carotene cao hơn. Bí ngô non chủ yếu cung cấp vitamin C.
4. Lòng đỏ trứng gà
Tương tự với bí ngô, hàm lượng dinh dưỡng trong trứng gà vô cùng dồi dào. Các men, hormone và nhiều vitamin đều có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Hầu như các chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở lòng đỏ như vitamin tan trong nước B1và B6, vitamin tan trong dầu như vitamin A, D và K đều rất tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn có thể xem thêm bài viết “5 thành phần dinh dưỡng của trứng gà giúp bồi bổ sức khỏe cực tốt” tại đây.
5. Chuối
Lượng sắt và khoáng chất khác dồi dào trong chuối là vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng thiếu máu. Ăn chuối đúng cách mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như tốt cho hệ tiêu hóa, trị táo bón và cả bổ sung sắt cho cơ thể.
Bạn có thể tham khảo bài viết “5 nguyên tắc ăn chuối đúng cách mang lại lợi ích không ngờ” tại đây.
6. Cháo bột yến mạch
Cháo bột yến mạch có giá thành tương đối cao, nhưng đi song song là những tác dụng trên cả tuyệt vời với sức khỏe. Cụ thể, yến mạnh dự trữ các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6.
Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Có thể thấy, cháo bột yến mạch vừa tốt cho hệ tiêu hóa, vừa cải thiện tình trạng thiếu máu vô cùng hiệu quả.
Tìm mua bột yến mạch tại đây bạn nhé!
7. Các loại hạt
Sử dụng hạt để thay thế bữa ăn sáng hằng ngày sẽ có giúp chống lại tình trạng thiếu máu khi mang thai. Thai phụ có thể lựa chọn các lại hoạt phổ biến và đa dạng trên thị trường như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh,…
8. Mật ong
Đừng bỏ lỡ mật ong nếu muốn ngăn ngừa thiếu máu khi đang mang thai nhé. Loại thực phẩm này chưa hàng loạt các khoáng chất tốt cho sức khỏe như kali, canxi, sắt, natri, clo, magie, photpho, iot,… Hãy lồng ghép mật ong vào các món ăn hằng ngày, hiệu quả sẽ rất tuyệt vời.
9. Nước cam
Cam chứa rất nhiều vitamin C, giúp cơ thể hấp thụ sắt đến mức tối đa. Vắt thành nước vừa mang lại lợi ích cho sức khỏe, vừa là thức uống giải khát tuyệt vời cho các thai phụ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng cam vào ban ngày để tránh tình trạng mất ngủ vào ban đêm.
10. Nho
Nho chứa rất nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit,… Nhờ đó, loại trái cây này sẽ giúp tăng cường, bổ sung máu cho người già và phụ nữ mang thai đang mệt mỏi vì thiếu máu.
Kinhnghiem360.edu.vn hi vọng danh sách 10 thực phẩm trên đã giúp bạn giải quyết vấn đề “mẹ bầu thiếu máu nên ăn gì?”. Hãy ghi chú và bổ sung vào thực đơn cho các thai phụ để tăng cường sức khỏe trong thời gian mang thai. Đừng quên chia sẻ bài viết của Kinhnghiem360.edu.vn để gia đình, người thân và bạn bè có thể cập nhật những thông tin hữu ích này nhé!