Nấu đồ ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi có cần bỏ muối không? Trẻ ăn bao nhiêu muối một ngày là đủ? Thừa muối có gây nguy hại gì cho trẻ không? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm nhưng vẫn thường thực hành sai, và chính việc thực hành sai có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng cho trẻ nhỏ.
Vì sao ăn mặn có hại cho sức khỏe?
Chúng ta vẫn thường nghe các khuyến cáo về dinh dưỡng là nên ăn nhạt, giảm ăn muối, ăn mắm để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật. Nhưng lý do là gì? Cùng Bloganchoi tìm hiểu bạn nhé!
Muối là một chất mà cần cho cơ thể của chúng ta mỗi ngày. Nhưng lượng muối cần cung cấp rất nhỏ thôi đã đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể rồi bạn nhé. Trong các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như sữa, bánh, kẹo, kem đã có một lượng muối nhất định, vì thế khi chế biến chúng ta chỉ cần thêm một lượng nhỏ để thêm gia vị cho bữa ăn, không nên bỏ quá nhiều muối.
Khi ta ăn lượng muối nhiều hơn lượng cơ thể cần, thận sẽ đẩy lượng muối thừa này vào nước tiểu để đào thải ra ngoài. Như vậy có nghĩa là thận sẽ cần làm việc nhiều hơn để thực hiện quá trình lọc này. Nếu hằng ngày đều phải làm việc quá sức như vậy, thận sẽ tới lúc không đảm bảo được chức năng lọc bình thường nữa. Muối không được lọc ra ngoài, ứ đọng lại trong cơ thể kèm theo ứ đọng nước, từ đó làm tăng gánh nặng lên tim, gây tăng huyết áp. Ai cũng biết rằng tăng huyết áp nguy hiểm tới mức nào, đó là nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não, đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim.
Như vậy, ăn mặn không tốt, nó gây ảnh hưởng rất xấu đến thận và tim của bạn. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy khác nghiêm trọng hơn.
Đối với người lớn là như vậy, đối với trẻ em, hàm lượng muối được cung cấp hàng ngày lại cần kiểm soát sát sao hơn, bởi vì, thận của trẻ em không hề tốt như người lớn chúng ta, những tác động nhỏ cũng có thể gây hậu quả lớn mẹ nhé!
Nấu đồ ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi có cần bỏ muối không?
Như đã nói ở trên, hoạt động lọc ở cầu thận của trẻ em không tốt bằng người lớn, trẻ cũng không cần nhiều muối như người lớn, việc cung cấp hàm lượng muối cho trẻ một cách thiếu hiểu biết sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Lượng muối tối đa một người có thể ăn mỗi ngày cụt thể theo từng độ tuổi như sau:
- 0-6 tháng
- 6-12 tháng 1g
- 1-3 tuổi 2g
- 4-6 tuổi 3g
- 7-10 tuổi 5g
- >11 tuổi 6 g
Theo dõi số liệu trên, chúng ta thấy rằng trẻ em dưới 1 tuổi chỉ cần 1g muối cho 1 ngày là đủ. Một muỗng cà phê nhỏ sẽ có khoảng 6 gram muối, tức là trẻ chỉ một nhúm rất rất nhỏ muối mà thôi. Thế nhưng, trong sữa bé thường uống đều đã có một phần muối trong đó, thậm chí trong ngô, đậu,.. đã có hàm lượng NaCl (công thức hóa học của muối) nhất định, nên khi chế biến đồ ăn dặm, mẹ không cần thiết bổ sung thêm muối mẹ nhé, việc ăn thừa muối sẽ gây hại cho sức khỏe của bé. Nhiều phụ huynh có thói quen rắc thêm chút mắm, chút muối vào đồ ăn dặm của con là không nên.
Trẻ em ăn thừa muối có nguy hiểm không?
Nói trẻ em ăn thừa muối có nguy hiểm không thì cũng tùy mức độ, nhưng một điều chắc chắn rằng, ăn thừa muối sẽ chẳng phải việc tốt cho sức khỏe của bé.
- Như đã phân tích ở trên, trẻ có thể bị ảnh hưởng chức năng thận do ăn nhiều muối
- Trẻ dễ bị còi xương do ăn mặn: Trong quá trình đào thải muối ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, có nhiều chất khác cũng bị kéo theo, và một trong số đó là Ca++. Canxi rất cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ, việc bị mất Ca theo nước tiểu sẽ khiến trẻ thiếu Ca và hậu quả là còi xương.
- Nghiện muối: Vì sao lại là nghiện muối? Việc cho trẻ ăn nhiều muối ngay từ nhỏ có thể khiến trẻ nghiện muối sau này. Đó cơ bản là một thói quen, và thói quen này thì hoàn toàn không tốt chút nào kể cả đối với trẻ nhỏ hay người lớn. Suy nghĩ cho thêm gia vị vào để trẻ có hứng thú với hương vị thức ăn hơn chỉ là chủ quan các mẹ nhé, cho trẻ ăn muốn vài lần, lần sau sẽ phải có muối trong đồ ăn trẻ mới quen vị.
Với bài viết trên đây, Bloganchoi hi vọng đã gửi tới bạn đọc những tin tức hữu ích, cần thiết để chăm sóc con tốt hơn. Đừng quên tiếp tục ủng hộ Blganchoi bạn nhé!