Bệnh giang mai có thể chữa trị nếu phát hiện kịp thời, còn không sẽ biến chứng, ảnh hướng tới tim, não, xương,… và thậm chí là tử vong. Vậy hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này nhé!
Bệnh giang mai là gì?
Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai có thể gây hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ nếu không được điều trị đầy đủ.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai là gì?
Bạn có thể bị bệnh giang mai do tiếp xúc trực tiếp với người đang mang bệnh trong khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Ngoài ra, cũng xuất hiện những trường hợp giang mai bẩm sinh do lây truyền từ mẹ sang con.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai là hãy quan hệ tình dục hợp lý, an toàn, sử dụng bao cao su khi có thể.
Đặt mua BCS Sagami Original 0.02 Premium cực kì an toàn, đảm bảo tại đây!
Biểu hiện qua các giai đoạn của bệnh giang mai
Bệnh giang mai diễn biến qua 4 giai đoạn với nhiều triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn 1
Những dấu hiệu bệnh giang mai đầu tiên bạn có thể nhận thấy thường biểu hiện sau khoảng 3-6 tuần kể từ khi lây bệnh. Điển hình là vết chợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ của thịt tươi, nền cứng, kích thước từ 0,3 đến 3 cm. Vết loét này không đau, không ngứa, không mủ và được gọi là “săng”.
Săng thường xuất hiện ở vị trí mà giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt ở những nơi khiến người bệnh khó nhận ra như âm đạo hay hậu môn. Ngoài ra, người mắc bệnh còn có thể phát hiện hạch sưng to ở vùng bẹn, không đau, không ngứa.
Giai đoạn 2
Thời kỳ này bắt đầu được tính khoảng 6-8 tuần từ khi có vết săng xuất hiện. Người bệnh thấy các vết hồng dát đỏ rải rác ở quanh thân, nốt ban đối xứng, không ngứa, ấn vào sẽ mất đi và không nổi cao trên mặt da. Vết đào ban thường khu trú ở ngực, bụng, mạn sườn hai bên, chi trên, tồn tại khoảng 1-3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi tự mất đi.
Ngoài ra người mắc bệnh giang mai cũng sẽ thấy một vài triệu chứng khác như sốt, hạch bạch huyết sưng, đau họng, rụng tóc, đau đầu, giảm cân, đau cơ và mệt mỏi. Những triệu trứng ở giai đoạn này cũng có thể tự biến mất.
Giai đoạn tiềm ẩn
Đây là giai đoạn tiềm ẩn của giang mai. Các biểu hiện triệu chứng đều không rõ rệt. Xoắn khuẩn giang mai vẫn tiếp tục phát triển trong cơ thể trong nhiều năm mà không có dấu hiệu gì.
Giai đoạn 3
Giang mai giai đoạn 3 tương đối hiếm gặp và thường là hậu quả của các trường hợp nhiễm bệnh lâu năm không được điều trị, có thể xuất hiện 10-30 năm sau khi nhiễm trùng lần đầu tiên. Ở giai đoạn này, tim mạch, máu, não bộ, hệ thần kinh bị ảnh hưởng rất nhiều. Các triệu chứng phụ thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng và nếu nặng sẽ có nguy cơ tử vong.
Tìm hiểu thêm về các căn bệnh nguy hiểm khác tại đây:
- 6 dấu hiệu ung thư dạ dày mọi người cần chú ý
- 6 dấu hiệu ung thư trực tràng cực kỳ quan trọng cần chú ý
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được nguyên nhân và biểu hiện của bệnh giang mai qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất chính là bạn cần biết bảo vệ cơ thể mình khỏi những tác nhân nên căn bệnh nguy hiểm này. Hãy quan tâm tới sức khỏe bản thân.
Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!