Những điều bạn cần biết nếu muốn ho nhanh khỏi

Ho sẽ nặng hơn nếu như bạn không biết cách điều trị hiệu quả. Đôi khi không chỉ mua thuốc uống mà bạn còn phải quan tâm đến những loại thực phẩm hàng ngày trong sinh hoạt, bởi chúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ho thêm nặng hơn.

Những loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi bị ho

  • Nước lạnh: Hạn chế uống nước lạnh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, là điều nên làm để giảm tình trạng ho. Nhất là vào những ngày nóng bức, uống nước đá quá nhiều sẽ gây viêm họng, viêm phế quản, amidan bởi cổ họng của trẻ nhỏ khá nhạy cảm.

Nước lạnh gây ảnh hưởng rất nhiều cho họng (Nguồn: Internet)

  • Quýt: Chất cellulite trong múi quýt làm cơ thể sinh ra đờm, khiến cho tình trạng ho thêm nặng hơn. Chính vì vậy, việc chữa ho chỉ nên sử dụng vỏ quýt để xông hoặc sấy khô làm mứt có hiệu quả đáng kể.
  • Cá, hải sản: Vì đặc điểm của các loại cá nói riêng và hải sản nói chung khá tanh nên rất dễ kích thích cổ họng, đặc biết là cổ họng của trẻ gây ra tình trạng ho, có đờm, nhiều đờm trong cổ. Bên cạnh đó hải sản còn có thể gây dị ứng. Nhưng không phải nói như vậy là bố mẹ cấm không cho trẻ ăn hải sản. Hải sản cũng có nhiều mặt tốt, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu đã gặp tình trạng ho, di ứng từ trước thì không nên ăn hải sản vì có thể làm cho tình trạng ho nặng hơn.
  • Đồ chiên rán: Khi bị ho, bạn nên hạn chế ăn đồ chiên rán bởi nó ảnh hưởng đến tình trạng ho, khiến ho trở nên tồi tệ hơn.
  • Đồ cay nóng: Tương tự như đồ chiên rán, đồ cay nóng cũng làm họng nóng rát, gây ho, khó chịu.
  • Ngoài ra bạn cũng nên tránh một số loại như: Nước dừa, nước mía, đậu phộng, hạt dưa, socola,…

Ho có đờm (Nguồn: Internet)

Những thực phẩm nên sử dụng để giảm ho

  • Vitamin A: Bổ sung vitamin A là rất cần thiết nếu bạn muốn tình trạng ho được cải thiện nhanh hơn. Vitamin A có nhiều trong dầu cá, gan động vật, ớt chuông, bí ngô, cà chua, đu đủ,…
  • Lê: Bạn có thể sử dụng lê làm các món nước hoặc ăn trực tiếp đều rất tốt. Vị ngọt thanh của lê làm cải thiện nhanh tình trạng ho, đờm, viêm họng,… Ngoài ra chất xơ, vitamin, sắt, nước có trong lê có thể giúp tăng sức đề kháng.
  • Tỏi: Ngoài làm nguyên liệu cho các món ăn thì tỏi còn chứa nhiều allicin, chất này có tính kháng khuẩn rất cao, hạn chế virus xâm nhập, giảm tình trạng ho, viêm họng. Bạn có thể ngâm tỏi với mật ong trong 2 tháng rồi đem ra sử dụng. Cách này sẽ giảm đáng kể tình trạng ho, có đờm, đau họng,…
  • Chanh, cam: Vỏ của chanh, cam chứa nhiều vitamin C giúp tiệt trùng, ngăn cản virus vào cơ thể, hạn chế tình trạng ho, viêm mũi, đau họng, có đờm,…

Những đồ uống nên dùng để giảm ho (Nguồn: Internet)

  • Mật ong: Mỗi ngày chỉ cần 2 thìa mật ong vào buổi tối sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Sau khi uống xong bạn nên để nguyên như vậy đi ngủ. Vitamin E và C trong mật ong có khả năng kháng viêm, sát trùng rất tốt, chính vì thế giúp xoa dịu cổ họng, giảm ho rất dễ dàng.
  • Gừng: Không chỉ giúp ổn định đường huyết, chống cảm lạnh hoặc đơn giản là nguyên liệu của món ăn thường ngày trong gia đình, gừng còn được coi là một bài thuốc chữa ho phổ biến. Đặc tính nóng ẩm nhờ sesquiterpenic và geraniol giúp tiêu đờm, làm ấm họng, giảm ho, chống viêm, khôi phục tổn thương nhanh chóng.
  • Lá tía tô: Các hoạt chất có trong tía tô có thể giữ ấm đường hô hấp, lưu thông tuần hoàn, kháng khuẩn, giảm đờm. Bạn có thể dùng tía tô để nấu canh hoặc xay uống trực tiếp đều được nhé.

Trên đây là những loại thực phẩm bạn cần lưu ý để không làm cho tình trạng ho thêm nặng hơn. Bên cạnh đó cũng có một số loại thực phẩm có thể kết hợp để điều trị ho rất hiệu quả, bạn có thể tham khảo nha. Kết hợp với đó bạn nên uống thuốc và nghỉ ngơi, uống nhiều nước để tình trạng ho được cải thiện tốt nhất.

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

  • thuocdantoc.vn
  • thaythuocvietnam.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *