Những lợi ích và tác hại khi dùng rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau được dùng rất nhiều trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Loại rau này chỉ số diệp lục rất cao nên thường được dùng vào dịp hè nắng nóng. Một bát canh cua mồng tơi luôn không chỉ làm người lớn thích thú, mà ngay các em bé cũng rất thích. Thế nên, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những lợi ích và tác hại khi dùng rau mồng tơi mà bạn không nên bỏ qua.

Mồng tơi là loại rau gì?

Cây mồng tơi là loại thực vật thân leo có thân mập tròn. Lá nhẵn ở cả hai mặt, có hình trái tim và thường mọc thêm nhánh hay mọc xen kẽ với nhau. Phần lá mồng tơi thường có máu xanh đậm và có thể dùng luôn ở cả phần ngọn non. Cây mồng tơi có thân nhớt, thường hay sống ký sinh trên cây khác. Nhiều cây mồng tơi khỏe mạnh có thể vươn dài đến 10m.

Mồng tơi là loại rau giàu chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Rau mồng tơi cũng là loại rau có chất diệp lục rất nhiều trong lá, nên khi ăn người dùng sẽ cảm nhận rõ được cơ thể đang được giải nhiệt. Tuy nhiên, cũng vì lý do này là mồng tơi khi nấu chính sẽ thường rất dễ nát và rất mềm.

Những công dụng của mồng tơi

1. Mồng tơi giúp cơ thể giải nhiệt

Rau mồng tơi là loại rau có vị ngọt nhưng vẫn xen lẫn một chút vị chua. Công dụng chính của mồng tơi chính là khả năng giúp cơ thể được giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Vì chứa chất diệp lục cao nên cho dù bạn thưởng thức một bát canh mồng tơi vào buổi trưa, bạn vẫn sẽ cảm thấy cơ thể thanh mát.

2. Mồng tơi hỗ trợ điều trị táo bón

Mồng tơi sẽ rất có hiệu quả với người đang có vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là vấn đề táo bón khó chịu. Khi bị táo bón, phần bụng sẽ bạn sẽ cảm thấy nặng hơn, khó chịu hơn và đau quặn. Trong lúc này, dùng mồng tơi sẽ có tác dụng điều trị táo bón hiệu quả.

Dùng mồng tơi giúp điều trị táo bón (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, chất nhày trong mồng tơi sẽ giúp cho bạn cải thiện các vấn đề tiêu hóa. Chất nhày này sẽ có tác dụng ngăn cản quá trình hấp thụ lượng chất béo xấu vào bên trong cơ thể, giúp cho hoạt động tiêu hóa diễn ra suôn sẻ hơn cũng như kích thích phát triển nhu ruột hoạt động và giúp nhuận tràng cho cơ thể.

3. Mồng tơi có tác dụng giảm đau vết bỏng

Theo y học truyền thống, vì mồng tơi là loại rau có tính hàn và không mang tính độc nên phù hợp để điều trị bệnh. Không chỉ là “thần dược” giúp giải độc và giải nhiệt cho cơ thể, mà mồng tơi còn được dùng trong việc giảm đau cho người bị bỏng. Nếu bạn bị bỏng nhẹ bên ngoài, bạn hoàn toàn có dùng một ít rau mồng tơi giã nhuyễn và đắp vào vết thương đó sẽ giúp làm dịu da, mát da và hồi phục làn da.

Những tác hại của rau mồng tơi

Dẫu có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người là thế, nhưng khi bạn dùng nhiều mồng tơi vẫn sẽ có nguy cơ gặp phải các tác hại khó muốn. Dưới đây là 4 tác hại mà bạn sẽ vô tình mắc phải nếu lạm dụng mồng tơi.

1. Mồng tơi có thể gây kém hấp thu

Hàm lượng chất dinh dưỡng trong mồng tơi dù rất cao, thế nhưng trong mồng tơi sẽ luôn có một hàm lượng nhất định acid oxalic – một loại chất hóa học liên kết giữa sắt và canxi. Điều này sẽ dẫn đến sự khó hấp thu ở cơ thể người dùng. Nhưng liên kết này sẽ giảm đi, nếu như bạn dùng mồng tơi với một quả giàu vitamin C.

Bạn có thể gặp tình trạng kém hấp thu nếu dùng quá nhiều mồng tơi (Nguồn: Internet)

2. Ăn nhiều mồng tơi có thể gây sỏi thận

Dù là một loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng và giải nhiệt cho cơ thể, thế nhưng dùng nhiều mồng tơi có thể khiến bạn bị sỏi thận. Thật vậy, trong mồng tơi lượng purin có rất nhiều và hợp chất hữu cơ này sẽ trở thành acid uric khi vào trong cơ thể chúng ta. Lượng acid oxalic này sẽ làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu và sẽ thành sỏi thận khi đã phát triển lớn hơn.

3. Gây khó chịu trong dạ dày

Rau mồng tơi có hàm lượng chất xơ cao. Nhưng nếu dùng nhiều rau mồng tơi trong tuần bạn sẽ cảm thấy khó chịu một ít ở phần bụng. Mặc dù, chất xơ sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhưng nếu ăn nhiều thì phần bụng bạn sẽ phải làm viêc tích cực hơn nữa.

Dùng nhiều rau mồng tơi có thể khiến bạn khó chịu dạ dày (Nguồn: Internet)

4. Gây mảng bám ở răng

Rau mồng tơi khi nấu lên lại dễ bị nát và vô cùng mềm, cùng với chất nhày sẵn có trong lá mà khi dùng canh mồng tơi bạn sẽ rất dễ bị mảng bám rau trên răng. Trên thực tế, acid oxalic không thể hòa tan trong nước vậy nên sẽ dễ bám lại trên răng của bạn một ít chất nhớt nhớt. Đó là lí do vì sao mỗi lần dùng rau mồng tơi xong bạn luôn cảm thấy dính dính hoặc nhớt trên răng.

Một số món ngon đơn giản với mồng tơi

1. Rau mồng tơi xào tỏi

Rau mồng tơi xào tỏi là một món ăn giàu dinh dưỡng dù có ít nguyên liệu. Không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn mà món ăn dễ dàng chế biến.

Rau mồng tơi xào tỏi (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Rau mồng tơi rửa sạch
  • Tỏi
  • Hành khô

Cách làm.

  • Các nguyên liệu tỏi và hành đập dập, bóc vỏ.
  • Sau đó, bạn cho thêm một ít dầu ăn vào, cho thêm hành, tỏi để phi cho thơm.
  • Tiếp đến, bạn bỏ vào mồng tơi vào xào và nêm nếm cho vừa miệng.

2. Canh mồng tơi nấu tôm

Đây chính là món ăn quốc dân được nhiều gia đình thực hiện. Canh mồng tơi nấu tôm sẽ giúp gia đình giải nhiệt vào những ngày những hè và có thêm lượng đạm từ tôm.

Canh rau mồng tơi với tôm (Nguồn: Internet)

Nguyên liệu

  • Rau mồng tơi đã được rửa sạch.
  • Tôm tươi.
  • Hành lá.
  • Dầu ăn.
  • Muối.

Cách làm

  • Bạn bóc vỏ tôm và giã dập.
  • Tiếp đến, bạn phi hành rồi đổ nước lọc vào (khoảng 4 bát ăn ). Sau khi nước sôi, bạn cho tôm vào, đợi thêm một chút rồi vớt hết bọt ra ngoài.
  • Đợi nước sôi, tiếp tục cho mồng tơi vào, đảo nhẹ và bắc xuống.

Trên đây là những thông tin về rau mồng tơi. Hy vọng bạn đã có thêm các kiến thức mới về rau mồng tơi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *