Panadol cảm cúm là thuốc gì? Thành phần, công dụng và liều dùng như thế nào?

Panadol cảm cúm là loại thuốc được dùng phổ biến giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm hoặc cảm lạnh như sốt, đau đầu, nhức mỏi, hắt hơi, sổ mũi. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu thành phần và công dụng của Pannadol cảm cúm có gì nổi bật so với các loại thuốc khác có chứa cùng hoạt chất paracetamol.

1. Thông tin về Panadol cảm cúm

Panadol cảm cúm dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm cúm, cảm lạnh (sốt, đau đầu, nhức mỏi, hắt hơi, xung huyết mũi) được đóng gói trong vỉ và hộp màu xanh lá, còn Panadol dùng để giảm đau, hạ sốt thì màu xanh dương và đỏ, nhưng 3 loại thuốc phổ biến này đều chứa chung một hoạt chất là paracetamol.

Panadol cảm cúm chứa:

  • Paracetamol (500 mg), caffeine (25 mg), phenylephrine hydrochloride (5mg).
  • Tá dược (Starch maize, Pre-gelatinised starch, Polyethylene glycol, Titanium Dioxide, Povidone, Eurocol Sunset yellow, Sodium lauryl sulfate, Quinoline yellow lake (El 04), Potassium sorbate, Sunset yellow aluminium lake (E110), Stearic acid, Talc, Hydroxypropyl methylcellulose, Microcrystalline cellulose) vừa đủ.

Panadol cảm cúm được đóng gói trong vỉ và hộp màu xanh lá (Nguồn: Internet).

2. Tác dụng của từng thành phần trong Panadol cảm cúm

Paracetamol

Paracetamol hay còn gọi là acetaminophen, nằm trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid (NSAID) nhưng parcetamol chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt (tác dụng kháng viêm thì ít hoặc không có).

Caffeine

Caffeine là chất kích thích thần kinh giúp tạo sự hưng phấn và duy trì sự tỉnh táo cho cơ thể, được dùng làm thành phần trong panadol cảm cúm để gia tăng tác dụng giảm đau của paracetamol.

Phenylephrine hydrochloride

Phenylephrine hydrochloride giúp giảm sưng tấy trong mũi làm cho đường thở thông thoáng và dễ chịu, được dùng để cải thiện tạm thời tình trạng nghẹt mũi trong bệnh cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang.

Thành phần của Panadol cảm cúm (Nguồn: Internet).

3. Công dụng của thuốc Panadol cảm cúm

Panadol cảm cúm dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến cảm cúm, cảm lạnh như sốt, đau đầu, nhức mỏi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, đau họng.

Các triệu chứng của cảm cúm (Nguồn: Internet).

4. Liều dùng của Panadol cảm cúm như thế nào?

Panadol cảm cúm được dùng cho người từ 12 tuổi trở lên (dưới 12 tuổi không khuyên dùng), liều từ 1 đến 2 viên/ lần, tối đa 4 lần/ ngày (tương đương tối đa 8 viên trong 24 giờ), khoảng cách tối thiểu giữa các liều dùng là 4 giờ, dùng đường uống.

5. Panadol cảm cúm gây tác dụng phụ gì?

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào phát hiện tác dụng phụ của pannadol cảm cúm. Cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc dược sĩ khi gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn của thuốc.

6. Những trường hợp nào chống chỉ định dùng Panadol cảm cúm?

Panadol cảm cúm không được dùng cho những đối tượng sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc như paracetamol, caffeine, phenylephrine hydrochloride hoặc tá dược.
  • Bệnh nhân đang dùng hoặc đã dùng thuốc ức chế monoamine oxidase (điều trị bệnh Parkinson hoặc chứng sợ không gian rộng, ám ảnh xã hội) trong vòng 2 tuần trở lại.
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

7. Thận trọng khi dùng panadol cảm cúm và các lưu ý đặc biệt

  • Thận trọng đối với các bệnh nhân đang dùng các loại thuốc hạ huyết áp, thuốc chẹn beta (là thuốc giãn mạch dùng phổ biến để điều trị các bệnh về tim mạch), thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Không dùng chung với các thuốc có chứa paracetamol, các thuốc chữa cảm cúm khác.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đối với các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường và các bệnh mãn tính khác.

Hy vọng với những thông tin về panadol cảm cúm trên, Kinhnghiem360.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại thuốc này, cách dùng đúng và những điều cần lưu ý để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Hãy theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *