Hương nhu là một loài cây vô cùng quen thuộc trong đời sống, được xem là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, hương nhu còn là một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn điểm qua 9 tác dụng hương nhu mang lại cho sức khỏe bạn nhé.
Có rất nhiều loại hương nhu, trong đó loại có lá màu xanh được dùng phổ biến và dễ tìm mua nhất.
Giới thiệu về cây hương nhu
- Tên khoa học: Ocimum sanctum
- Họ: Lamiaceae (họ Húng quế)
- Các phần được sử dụng: lá và hoa
- Vị: hăng,đắng
- Cách dùng: trà, nước ép, rượu thuốc,…
Theo Đông y, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, vào kinh phế và vị. Tác dụng phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy. Chữa cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng, sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, thủy thũng. Phát tán khí lạnh trong nắng nóng (âm thử) có giá trị nhất.
Hương nhu thường mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng cũng được trồng làm thuốc ở quanh nhà, trong vườn.
Các loại hương nhu thường gặp ở Việt Nam
Hương nhu là tên của nhiều vị dược liệu khác nhau, ở Việt Nam được phân chia thành 2 loại với hình dáng, công dụng riêng biệt.
- Hương nhu tía (Ocimum sanctum L. Họ Labiatae) còn có tên là é rừng, é tía…
- Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum L. Họ Labiatae) còn gọi là é lớn lá, húng giổi tía,… Loại này phổ biến và dễ tìm mua nhất.
9 công dụng của hương nhu đối với sức khỏe
1. Giảm stress và lo lắng
Hương nhu có tác động tích cực tới mức độ lo lắng, loại cây này đặc biệt có lợi cho những người hay lo âu,căng thẳng. Nói chung, hương nhu là một loại cây giúp người dùng giảm áp lực,các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến giấc ngủ. Điều này cũng có vai trò đáng kể trong việc giảm các tổn thương cho tim mạch.
2. Có lợi cho tim mạch
Hương nhu có công dụng làm loãng máu máu nhẹ. Dùng đúng liều lượng sẽ tối ưu hóa mức cholesterol, tức là làm giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
3. Tốt cho hệ tiêu hóa khi kết hợp sử dụng với gừng khô
Kết hợp hai loại thảo dược trên giúp giảm các triệu chứng như ợ hơi,đầy bụng,khó tiêu,chán ăn và buồn nôn (do loài cây này có hương thơm nhẹ, dễ chịu).
4. Hỗ trợ hệ miễn dịch
Hương nhu tăng cường và điều hòa hệ miễn dịch. Ngoài ra, người ta còn sử dụng loại cây này như một dạng một thảo mộc kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm.
5. Dùng để gội đầu
Gội đầu với cây hương nhu sẽ giúp mái tóc của bạn thơm tho và mượt mà hơn, giúp tóc dài nhanh hơn mà không cần sử dụng đến dầu gội đầu. Ngoài ra, cây này còn được sử dụng khi trẻ em chậm mọc tóc.
Cây này cũng thường được phơi khô để tắm cho trẻ em.
6. Chống côn trùng hiệu quả
Do cây này có mùi hương thơm và lá hương nhu có chứa các hợp chất như long não, cineole và limonene có tác dụng diệt ấu trùng và do đó có hại cho muỗi hoặc côn trùng,giúp đuổi ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác, giúp khuôn viên nhà bạn sạch sẽ và an toàn hơn.
7. Làm chất thơm và dầu thơm
Dầu thơm có thể sử dụng cho xoa bóp, xoa dịu cơ thể. Các sản phẩm này được dùng để sản xuất dầu thơm, xà phòng.
8. Giảm đau
Trong nhiều loại thuốc giảm đau hiện nay có chứa chất COX-2 được tìm thấy trong hương nhu, giúp nó có hiệu quả với các tình trạng viêm nhiễm.
9. Chữa ho có đờm, đau họng
Cây hương nhu còn được sử dụng như một bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm. Hương nhu giúp đẩy các khối tụ dịch ra khỏi phổi. Hương nhu được nhiều người dùng như một bài thuốc dân gian trị đau họng, ho có đờm.
Lưu ý khi sử dụng cây hương nhu
- Hương nhu có tác dụng tránh thai, do đó phụ nữ có thai và các cặp vợ chồng mong muốn thụ thai không nên sử dụng.
- Hương nhu có tác dụng làm máu loãng nhẹ, cần lưu ý khi sử dụng.
- Bệnh nhân đang bị tiểu đường và đang dùng thuốc của nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Người ra mồ hôi nhiều kiêng dùng hương nhu.
Hãy theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!