Thoái hóa khớp gối: Dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách phòng tránh

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay, gây tàn tật với tỷ lệ lên đến 25%. Người bệnh thường chủ quan, bỏ qua những dấu hiệu thoái hóa khớp gối ở giai đoạn sớm, chỉ đến khi bệnh trở nặng mới thăm khám khiến việc điều trị rất khó khăn.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra thống kê: 20% dân số thế giới bị thoái hóa khớp gối, bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người cao tuổi, với 88,5% bệnh nhân trên 70 tuổi, tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Thoái hóa khớp gối tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng lại là bệnh lý mạn tính làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, việc chữa trị cũng cần kiên trì và rất tốn kém.

Thoái hóa khớp là bệnh lý hay gặp khi tuổi càng cao (Nguồn: Internet).

Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Những dấu hiệu thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu thường nhẹ, giảm đi khi người bệnh vận động ít đi nên rất nhiều trường hợp chỉ đến viện khi đau dữ dội, khớp gối đã biến dạng, lệch trục… Khi đó, việc điều trị là hết sức khó khăn và thay khớp là phương pháp duy nhất. Vì vậy, bạn cần chú ý đến sức khỏe xương khớp nếu có các dấu hiệu sau đây.

Đau quanh đầu gối cảnh báo dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Đau xuất hiện khá sớm, người bệnh thường cảm thấy đau ở một vài điểm hay đau quanh vùng khớp gối, đau xuất hiện vào ban đêm, thường bị cứng khớp khi ngủ dậy. Đau nhiều khi vận động, đi nhiều, leo cầu thang nhưng giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi. Do vậy, khi bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân sẽ ít vận động hơn hẳn.

Đôi khi, người bệnh có thể nghe được tiếng lạo xạo từ khớp gối. Những triệu chứng này thường bị đa số người bệnh bỏ qua và không nghĩ đây là dấu hiệu của thoái hóa khớp gối. Đó là nguyên nhân khiến phần lớn bệnh nhân được chữa trị khi bệnh đã nặng, gây áp lực lớn đến kinh tế gia đình và xã hội.

Thoái hóa khớp gối khiến bạn khó khăn trong vận động (Nguồn: Internet).

Hạn chế vận động khớp gối

Ở giai đoạn này, khớp gối bị cứng nhiều hơn khiến biên độ di chuyển của khớp giảm. Người bệnh có thể không ngồi xổm, không co duỗi được hoặc co duỗi rất khó khăn. Bệnh càng tiến triển xấu thì cử động khớp càng khó khăn.

Khớp gối bị biến dạng

Đây là giai đoạn nặng của bệnh, các khớp gối biến dạng nghiêm trọng, lệch trục khiến người bệnh mất khả năng đi lại, vận động. Nhiều ca bệnh có thể nhìn thấy cả khớp gối bị chệch ra. Lúc này các khớp đã hoàn toàn mất đi chức năng, người bệnh cảm thấy đau dữ dội. Ở giai đoạn này, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật thay khớp, nếu không, người bệnh sẽ bị tàn phế, không thể đi lại.

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý mạn tính, nhưng vào giai đoạn sớm đôi khi sẽ biểu hiện những đợt cấp tính. Người bệnh cảm thấy sưng, nóng ở khớp gối, thậm chí bị tràn dịch khớp gối vô căn nhiều lần. Tiếng lạo xạo ở khớp gối sẽ nghe rõ hơn với tần suất ngày càng nhiều. Ngoài ra, do các cơn đau giảm đi khi người bệnh giảm vận động, lâu ngày sẽ gây teo cơ.

Thoái hóa có thể gây biến dạng khớp gối (Nguồn: Internet).

Bệnh lý về khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, người trong độ tuổi lao động bị thoái hóa khớp gối sẽ gây giảm năng suất lao động, tạo gánh nặng lớn cho gia đình, cộng đồng.

Vì vậy, nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu thoái hóa khớp, đừng chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán điều trị sớm. Và ngay từ bây giờ, hãy tạo cho mình cùng gia đình chế độ ăn, sinh hoạt, vận động lành mạnh để xương khớp luôn khỏe mạnh!

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất

Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn đầu

Giai đoạn nhẹ, khi mới xuất hiện cảm giác đau bạn có thể điều trị bằng thuốc kết hợp nâng cao thể trạng. Người bệnh nên có chế độ ăn dinh dưỡng cân đối, kiểm soát tốt cân nặng để giảm áp lực lên khớp gối. Tăng cường sức khỏe bằng cách tập luyện khoa học, hợp lý, không làm việc gắng sức đặc biệt là những việc đòi hỏi mang vác nặng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng giảm đau, kháng viêm để cải thiện tình trạng thoái hóa. Bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp như uống glucosamin… Các thuốc cần được kê đơn và sử dụng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng, luyện tập hể thao hợp lý rất quan trọng để phòng tránh thoái hóa khớp gối (Nguồn: Internet).

Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn sau

Giai đoạn sau, khi các triệu chứng xuất hiện với cường độ và tần suất lớn hơn cần dùng thuốc kết hợp can thiệp. Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối xuất hiện nhiều hơn, người bệnh sẽ được điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với thể trạng và giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, dùng thuốc là chưa đủ, bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi, cắt lọc, rửa khớp. Nếu có tình trạng lệch trục sẽ được chỉ định đục xương sửa trục.

Điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối, khi khớp gối đã mất hết chức năng cần phải phẫu thuật thay khớp. Phương pháp này thường được chỉ định ở bệnh nhân trên 60 tuổi, tuổi thọ khớp nhân tạo có thể lên đến 10 hoặc 15 năm.

Hiện nay, ngoài các phương pháp điều trị theo phác đồ truyền thống, có rất nhiều phương pháp mới bước đầu cho kết quả tốt như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu hay sử dụng tế bào gốc. Tuy nhiên, các phương pháp này cần trang thiết bị hiện đại và chi phí lớn.

Thông tin từ hội thảo “Thoái hóa khớp có thể dẫn tới tàn phế” – Hội thấp khớp học Việt Nam cho biết: 80% bệnh nhân thoái hóa khớp hạn chế vận động, 20% không thể làm công việc thường ngày. Từ đó có thể thấy gánh nặng gây ra do thoái hóa khớp gối vô cùng lớn. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức, lắng nghe cơ thể mình, phòng chống thoái hóa khớp.

Nên gặp bác sĩ sớm nếu phát hiện dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gối (Nguồn: Internet).

Cách phòng tránh thoái hóa khớp gối

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều cần có chế độ sinh hoạt điều độ, lao động nghỉ hơn hợp lý, dinh dưỡng cân bằng, kiểm soát tốt cân nặng và vận động, tập luyện đều đặn, cường độ vừa phải, tuy nhiên điều này đối với người cao tuổi là đặc biệt quan trọng để phòng tránh thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, người cao tuổi còn cần bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp, tránh khô khớp. Tìm mua các sản phẩm bổ cho xương khớp tại đây.

Điều trị tích cực các bệnh lý xương khớp mắc phải

Những người đã mắc các bệnh lý xương khớp cần duy trì chế độ tập luyện, phục hồi chức năng thường xuyên, tránh việc bất động khớp bởi việc bất động gây teo cơ, cứng khớp, khớp kém hấp thu dinh dưỡng.

Bệnh lý về khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, người trong độ tuổi lao động bị thoái hóa khớp gối sẽ gây giảm năng suất lao động, tạo gánh nặng lớn cho gia đình, cộng đồng. Vì vậy, nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu thoái hóa khớp gối, đừng chủ quan, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán điều trị sớm. Và ngay từ bây giờ, hãy tạo cho mình cùng gia đình chế độ ăn, sinh hoạt, vận động lành mạnh để xương khớp luôn khỏe mạnh!

Đừng quên tiếp tục ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều hữu ích bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *