Thực phẩm chức năng có giúp kiểm soát đường huyết không? Vì sao bệnh nhân đái tháo đường cần tập luyện thể dục?

Mặc dù bệnh đái tháo đường có yếu tố di truyền nhưng môi trường và chế độ dinh dưỡng lại đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của bệnh. Việc sử dụng thực phẩm chức năng có giúp mang lại lợi ích cho sức khỏe không và vì sao bệnh nhân đái tháo đường cần tập luyện thể thao? Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu ngay thôi!

Thực phẩm chức năng có giúp kiểm soát đường huyết không?

Cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được rằng thực phẩm chức năng, ví dụ như vitamin, khoáng chất hay thảo dược có thể giúp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn. Đối với các loại thực phẩm chức năng ở dạng thuốc uống bổ sung vitamin và khoáng chất, bệnh nhân chỉ cần bổ sung khi chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.

Nên cân nhắc trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên những loại thực phẩm chức năng này không phải là vô thưởng vô phạt để có thể uống tùy tiện. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi uống và nhớ rằng bệnh nhân cần cố gắng cung cấp các dưỡng chất này từ thực phẩm hơn là bổ sung bằng thuốc.

Vì sao bệnh nhân đái tháo đường cần tập luyện thể thao?

Tập luyện thể thao đóng vai trò quan trọng không những trong việc quản lý bệnh đái tháo đường mà còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như:

  • Kiểm soát đường huyết và huyết áp tốt hơn.
  • Kiểm soát cân nặng, phòng ngừa tình trạng thừa cân – béo phì.
  • Tăng cường khối cơ, phòng ngừa té ngã, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi.
  • Cải thiện giấc ngủ và tinh thần.

Làm thế nào để tập luyện thể thao an toàn?

Lên kế hoạch tập luyện cùng nhóm hỗ trợ

Nhóm hỗ trợ bao gồm bác sĩ nội tiết, bác sĩ cơ xương khớp hoặc các bác sĩ chuyên khoa khác nếu bệnh nhân có vấn đề về cơ xương khớp hay các vấn đề về sức khỏe khác, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên thể thao. Nhóm hỗ trợ sẽ lên kế hoạch bữa ăn, các bài tập hiệu quả, an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng cá thể.

Tập thể dục với nhiều người giúp bạn có động lực hơn (Nguồn: Internet)

Phòng ngừa hạ đường huyết

Bệnh nhân sử dụng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết sulfonylurea có nguy cơ hạ đường huyết sau thời gian dài tập luyện với cường độ nặng hoặc do nhịn ăn trước khi tập.

Chăm sóc bàn chân

Do tình trạng tưới máu kém và tổn thương thần kinh nên bệnh nhân đái tháo đường thường có các vấn đề về bàn chân. Chính vì vậy bệnh nhân cần chọn đôi giày thể thao phù hợp và chăm sóc bàn chân trước, trong và sau khi tập luyện.

Bệnh nhân đái tháo đường nên tăng cường vận động trong cuộc sống hằng ngày như làm việc nhà (lau dọn nhà cửa, làm vườn,…), đi thang bộ thay cho thang máy, đi bộ những quãng đường ngắn thay vì đi xe máy,…

Các hình thức tập luyện khác nhau

  • Hoạt động sức bền (Cardiorespiratory – Aerobic activity): Hình thức vận động làm các cơ lớn chuyển động nhịp nhàng trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… Hình thức tập luyện này giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp.
  • Hoạt động sức mạnh (Strength): Hình thức vận động buộc các cơ phải sử dụng nhiều lực hơn bình thường, chẳng hạn như: Hít đất, đẩy tạ, chạy bộ lên dốc,… Tăng cường các hoạt động sức mạnh giúp bệnh nhân phát triển khối cơ, tăng sức mạnh và sức bền cho khối cơ.
  • Hoạt động kéo giãn cơ thể: Hình thức tập luyện này giúp cơ thể linh hoạt, dẻo dai. Ví dụ: Yoga

Nguyên tắc tập luyện cho bệnh nhân đái tháo đường

Nên khởi động trước khi tập luyện (Nguồn: Internet)

Tập luyện từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp để cơ thể thích ứng dần và hạn chế chấn thương, té ngã. Mỗi hình thức tập luyện đều mang lại những lợi ích sức khỏe riêng. Do đó, bệnh nhân nên phối hợp các hình thức tập luyện để vừa giúp gia tăng những lợi ích cho sức khỏe, vừa tránh đơn điệu trong việc luyện tập.

Hãy tiếp tục theo dõi Kinhnghiem360.edu.vn để có thêm thông tin hữu ích về sức khỏe và dinh dưỡng nha! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.

  1. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2016) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.
  2. Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại học Y khoa Hà Nội (2016) – Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm – Nhà xuất bản Y học.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *