Top 14 loại vacxin cho trẻ em (Phần 2)

Nền y học hiện đại đã nghiên cứu ra nhiều loại vacxin giúp giảm đáng kể tỉ lệ những căn bệnh nguy hiểm. Việc tiêm vacxin đúng thời điểm cho trẻ là vô cùng cần thiết. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu 14 loại vacxin cho trẻ em nhé!

Danh sách những loại vacxin cho trẻ em sau đây nhất định bố mẹ phải nhớ thật kĩ và thực hiện tiêm chủng cho con theo khuyến cáo nhé!

Xem lại phần 1 “Top 14 loại vacxin phải tiêm cho trẻ (phần 1)” tại đây.

8. Vacxin cúm (Influenza vaccine)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi
  • Thời điểm nên tiêm: 6 tháng
  • Số liều: 1 hoặc 2 (tùy theo độ tuổi)
  • Thời gian: Từ 6 tháng đến 9 tuổi tiêm 1 hoặc 2 liều; sau 9 tuổi nên chủng ngừa hàng năm.
  • Đường dùng: Tiêm hoặc xịt mũi (tùy theo loại vacxin)
  • Giới tính: Nam hoặc nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Đối tượng trẻ dưới 6 tháng tuổi, đang điều trị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính, dị ứng nặng với trứng gà được khuyến cáo không nên tiêm chủng vacxin cúm.

Theo CDC (Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ) : “… có hàng triệu người bị cúm hàng năm, hàng trăm nghìn người phải nhập viện. Những người khỏe mạnh cũng có thể bị bệnh nặng vì cúm và lây cho người khác. Vì thế cần phải chủng ngừa, không chỉ cho chính mình mà còn vì những người có nguy cơ cao, chẳng hạn như người già hoặc những người có hệ miễn dịch suy giảm“.

Tiêm vacxin cúm là vô cùng cần thiết với những đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch (Nguồn: Internet).

9. Vacxin phòng thủy đậu (Varicella vaccine)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Đối tượng khác: Mọi người
  • Thời điểm nên tiêm: 12 tháng
  • Số lượng liều: 2
  • Thời gian: Từ 12 đến 15 tháng cho liều thứ nhất. Từ 4 đến 6 tuổi cho liều thứ hai.
  • Đường dùng thuốc: Tiêm
  • Giới tính: Nam hoặc nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Virus varicella-zoster gây bệnh thủy đậu và gây ra bệnh zona ở người lớn. Bệnh rất dễ lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc thông thường.

Hầu hết những trường hợp nhập viện đều từ một đến bốn tuổi, đó là lý do tại sao việc chủng ngừa trẻ em là quan trọng. Ngoài nhiễm trùng da, virus varicella-zoster cũng có thể gây viêm phổi. Vacxin chủng ngừa varicella-zoster cũng có thể được dùng cho người sau khi tiếp xúc với siêu vi khuẩn này để giảm thiểu nhiễm trùng.

Thủy đậu là bệnh rất hay gặp ở trẻ em và hoàn toàn có thể gây biến chứng nguy hiểm tính mạng (Nguồn: Internet).

10. Vacxin viêm não Nhật Bản (Jevax)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi
  • Đối tượng khác: Những người đi du lịch ở lại một tháng trở lên ở những khu vực mà bệnh viêm não Nhật Bản lây lan (phần nhiều ở khu vực nông thôn châu Á).
  • Tuổi nên tiêm: 12 tháng
  • Số lượng liều: 2
  • Thời gian: Hai liều liên tiếp cách nhau 1-2 tuần. Tiêm nhắc lại 1 liều vào 1 năm sau. Từ đó tiêm 3 năm 1 lần đến khi 15 tuổi.
  • Đường dùng thuốc: Tiêm
  • Giới tính: Nam hoặc nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Muỗi là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản. Nhiễm virus viêm não Nhật Bản trong khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi.

Hầu hết những người bị nhiễm viêm não Nhật Bản đều không có triệu chứng gì. Đôi khi có triệu chứng nhiễm trùng từ nhẹ (nhức đầu và sốt) đến nghiêm trọng (sốt cao, mêm man, đau đầu dữ dội).

Viêm não Nhật Bản gây hậu quả rất nặng nề với bệnh nhi nếu không may mắc phải (Nguồn: Internet).

11. Vacxin chủng ngừa thương hàn (Typhoid vaccine)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người cao tuổi
  • Đối tượng khác: Khách du lịch đến các quốc gia thương hàn thường bùng phát dịch (Ví dụ: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Đông Âu).
  • Tuổi chủng ngừa đầu tiên: 2 tuổi nếu dùng vacxin tiêm, 6 tuổi cho vacxin uống
  • Số liều: Phụ thuộc vào loại vacxin.
  1. Vacxin tiêm: Tiêm một lần ít nhất 2 tuần trước khi đi nước ngoài. Tiêm 2 năm một lần cho những người vẫn có nguy cơ bị nhiễm thương hàn.
  2. Vacxin uống: Viên nang uống mỗi ngày trong một tuần. Liều cuối cùng được uống xa nhất một tuần trước khi đi du lịch
  • Đường dùng: Tiêm hoặc uống
  • Giới tính: Nam hoặc nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Các triệu chứng của nhiễm trùng thương hàn bao gồm sốt cao, suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, đau bụng và ít phát ban.

Cần chú ý tiêm vacxin chủng ngừa thương hàn cho trẻ nhỏ và những người cần di chuyển đến vùng có dịch bùng phát (Nguồn: Internet).

Người bị thương hàn có thể do dùng thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Nhiễm trùng hiếm gặp ở Hoa Kỳ, Canada, Tây Âu và các quốc gia công nghiệp khác. Mặc dù Vacxin thương hàn rất hữu ích khi đi du lịch để chủng ngừa bệnh, nhưng hiệu quả của nó không phải 100%, vì thế bạn vẫn cần chủ động tránh các nguồn lây khi đến vùng có dịch.

12. Vacxin papillomavirus ở người (HPV)

  • Nhóm tuổi chính: Thanh thiếu niên
  • Được đề xuất cho lứa tuổi khác: Có
  • Tuổi nên tiêm: 9-13 tuổi
  • Số lượng liều: 3
  • Thời gian: Các liều cách nhau từ 4-10 tuần
  • Giới tính: Nam hoặc nữ (phác đồ cũ chỉ khuyến cáo tiêm cho nữ)
  • Lưu ý đặc biệt: HPV có thể gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn và ung thư vòm họng.

HPV đa số chỉ gây nhiễm trùng ngoài da nhưng cũng có trường hợp là khởi đầu cho các bệnh ung thư ác tính (Nguồn: Internet).

13. Vacxin viêm màng não cầu khuẩn (VA-Mengoc-BC)

  • Nhóm tuổi chính: Thanh thiếu niên
  • Được đề xuất cho nhóm tuổi khác: Có
  • Tuổi nên tiêm: 11 đến 12 tuổi (Có thể tiêm khi trẻ được 24 tháng với đối tượng có nguy cơ cao)
  • Số liều: Thông thường 2 (Cách nhau 3 năm)
  • Thời gian: Từ 11 đến 12 tuổi cho liều thứ nhất. 16 tuổi cho liều tăng cường.
  • Đường tiêm: Tiêm
  • Giới tính: Nam hoặc nữ
  • Lưu ý: Vi khuẩn Neisseria meningitides gây viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn này lây lan qua dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch cơ thể.

Một số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 16 đến 23 cũng có thể được chủng ngừa bằng loại vacxin viêm màng não thứ hai được gọi là vacxin viêm màng não cầu khuẩn nhóm B. Loại vacxin này được khuyến cáo dùng cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên trong bệnh lý cấp tính và những người bị suy giảm miễn dịch.

Tiêm vacxin đã giúp tỉ lệ trẻ em mắc bệnh viêm màng não trên thế giới giảm đáng kể (Nguồn: Internet).

14. Vacxin phòng dại (Anti-rabic vaccine)

  • Nhóm tuổi chính: Phụ thuộc vào tuổi tiếp xúc
  • Đối tượng khác: Chỉ dành cho những người tiếp xúc với bệnh dại (thường là do động vật hoang dã cắn) hoặc cho những người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm.
  • Tuổi chủng ngừa đầu tiên: Phụ thuộc vào tuổi tiếp xúc.
  • Số liều: 4 liều cho những người chưa bao giờ bị phơi nhiễm trước đó.
  • Thời gian (đối với lần đầu tiếp xúc nguy cơ mắc bệnh): Liều 1 sớm nhất có thể. Liều 2 ngày thứ ba. Liều 3 ngày thứ bảy. Liều 4 ngày thứ mười bốn.
  • Đường dùng: Tiêm
  • Giới tính: Nam hoặc nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để các triệu chứng bệnh dại xuất hiện. Với đối tượng có khả năng phơi nhiễm nên được chủng ngừa ngay lập tức.

Vacxin phòng dại nếu không được tiêm kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong (Nguồn: Internet).

Lúc đầu, bệnh dại có thể gây sốt, mệt mỏi, đau, nhức đầu và khó chịu. Những triệu chứng sau đó là ảo giác, co giật, tê liệt và tử vong.

Bạn có thể tìm mua tài liệu về các loại vacxin cho trẻ tại đây.

  • Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ nhỏ và cách điều trị hiệu quả

Đây là thông tin mới nhất về vacxin cho trẻ cập nhật tới hiện tại ở Việt Nam. Tuy nhiên  khuyến cáo về liều lượng, thời gian, đối tượng nên tiêm vacxin có thể sẽ thay đổi qua từng năm, vì thế quý độc giả nên thường xuyên cập nhật thông tin mới và nghe theo chỉ định của bác sĩ.

Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin cần thiết nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *