Top 14 loại vacxin phải tiêm cho trẻ nhỏ (Phần 1)

Tiêm vacxin là một trong những biện pháp phòng ngừa tốt nhất mà phụ huynh có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sơ sinh khỏi các bệnh truyền nhiễm. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu 14 loại vacxin phải tiêm cho trẻ nhỏ này là gì nhé!

Tiêm chủng vacxin đúng thời điểm, đúng đối tượng giúp chúng ta tránh những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe sau này như nhập viện hay thậm chí tử vong. Vacxin được khuyến cáo dựa trên độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống. Khi tiêm vacxin cần tuyệt đối thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế và chỉ định của bác sĩ.

Sau đây, chúng ta cùng đến với 14 loại vacxin phải tiêm cho trẻ nhỏ và xem nên thực hiện tiêm phòng khi nào nhé!

1. Vacxin viêm gan B là vacxin phải tiêm cho trẻ nhỏ

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh
  • Đối tượng khác: Mọi lứa tuổi
  • Thời điểm nên tiêm: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh
  • Số lượng liều: 3
  • Thời gian cụ thể:
  1. Khi mới sinh
  2. 1 đến 2 tháng
  3. 6 đến 18 tháng
  • Đường dùng thuốc: Tiêm
  • Giới tính: Nam và nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Viêm gan B có thể gây xơ gan, suy gan và ung thư gan.

Virus viêm gan B lây truyền qua đường máu, đường quan hệ tình dục hay từ mẹ sang con. Tại Hoa Kỳ có tới 1, 25 triệu người bị nhiễm bệnh viêm gan B mạn tính. Trong đó 36% là bị nhiễm bệnh từ nhỏ do lây truyền từ bố mẹ. Và có tới 25% số trẻ em này sẽ tử vong do bệnh về gan mãn tính ở thời kì trưởng thành. Đó là lý do tại sao bố mẹ cần đặc biệt chú ý việc tiêm phòng vacxin viêm gan B cho con nhỏ.

Tiêm vacxin viêm gan B là vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người (Nguồn: Internet).

2. Vacxin bạch hầu, uốn ván, ho gà (Vacxin DTaP)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Đối tượng khác: Mọi lứa tuổi
  • Thời điểm nên tiêm: 2 tháng
  • Số lượng liều: 5
  • Thời gian cụ thể: 
  1. 2 tháng
  2. 4 tháng
  3. 6 tháng
  4. Từ 15 đến 18 tháng
  5. Từ 4 đến 6 tuổi
  • Đường dùng thuốc: Tiêm
  • Giới tính: Nam và nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Ho gà rất nguy hiểm ở trẻ sơ sinh do có thể dẫn đến viêm phổi, tổn thương não, co giật và tử vong.

Ho gà là bệnh khó kiểm soát nhất khi phòng ngừa bằng vacxin. Số ca mắc ho gà ngày càng tăng. Việc chủng ngừa DTaP có hiệu quả khoảng 80-89%. Nói cách khác, ngay cả khi một người được chủng ngừa, vẫn có thể bị nhiễm bệnh ho gà.

Thuốc chủng ngừa DTaP còn phòng chống bệnh bạch hầu và uốn ván. Bạch hầu có thể dẫn đến tê liệt tứ chi, suy tim, và các vấn đề về hô hấp.

Ho gà, bạch hầu hay uốn ván đều là những căn bệnh có thể gây tử vong nên bố mẹ cần chú ý tiêm vacxin đúng thời điểm (Nguồn: Internet).

Uốn ván làm co cứng các cơ, khởi đầu là cơ nhai, cơ mặt, sau đó là cơ gáy, cơ thân mình. Sự co cơ này khiến bệnh nhân “cứng hàm”, khó mở miệng, khó nuốt, khó thở. Ngay cả trong điều kiện chăm sóc sức khỏe y tế hiện đại, tỉ lệ tử vong do uốn ván vẫn là 1/10, nhưng khi tiêm chủng thì nguy cơ sẽ giảm đáng kể.

3. Vacxin phòng Haemophilus influenzae (Hib)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh
  • Đối tượng khác: Mọi người
  • Thời điểm nên tiêm: 2 tháng tuổi
  • Số liều: 3 hoặc 4 (tùy thuộc vào vacxin Hib được sử dụng)
  • Thời gian cụ thể (nếu 4 liều):
  1. 2 tháng
  2. 4 tháng
  3. 6 tháng
  4. Từ 12 đến 15 tháng
  • Đường dùng thuốc: Tiêm
  • Giới tính: Nam và nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Thuốc chủng ngừa Hib có thể được dùng một mình (chỉ có Hib) hoặc kết hợp với các loại vacxin khác.

Thuốc chủng ngừa Hib bảo vệ chống lại một loại vi khuẩn gọi là loại Haemophilus influenzae b (Hib). Vi khuẩn Hib lây lan qua không khí. Nó có thể gây viêm màng não, viêm thanh quản và viêm phổi.

Nhiễm virus Haemophilus influenzae b có thể gây biến chứng viêm màng não vô cùng nguy hiểm (Nguồn: Internet).

4. Vacxin phế cầu khuẩn (PCV13)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh
  • Đối tượng khác: Mọi người
  • Thời điểm nên tiêm: 2 tháng tuổi
  • Số lượng liều: 4
  • Thời gian cụ thể:
  1. 2 tháng
  2. 4 tháng
  3. 6 tháng
  4. Từ 12 đến 15 tháng
  5. (Liều duy nhất khuyến cáo cho người lớn từ 65 tuổi trở lên).
  • Đường dùng thuốc: Tiêm
  • Giới tính: Nam và nữ
  • Lưu ý đặc biệt: PVC13 bảo vệ chống lại 13 loại vi khuẩn phế cầu khuẩn. Bệnh phế cầu khuẩn gây viêm phổi, nhiễm trùng máu và viêm màng não.

Mặc dù bất cứ ai cũng có thể nhiễm phế cầu khuẩn nhưng đối tượng trẻ em dưới hai tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, người hút thuốc và những người có tình trạng sức khỏe yếu có nguy cơ cao nhất. Viêm màng não do phế cầu khuẩn cũng có thể gây mù lòa và điếc. Trong đó có 10% trẻ em tử vong.

Do tình trạng kháng thuốc, thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh phế cầu khuẩn ít hiệu quả hơn so với trước đây, vì thế tiêm chủng vacxin phế cầu khuẩn cho trẻ nhỏ là đặc biệt quan trọng.

Hiện nay tình trạng kháng kháng sinh đang làm giảm hiệu quả điều trị các căn bệnh do phế cầu khuẩn gây ra (Nguồn: Internet).

5. Vacxin bại liệt (IPV)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Đối tượng khác: Mọi người
  • Thời điểm nên tiêm: 2 tháng tuổi
  • Số lượng liều: 4
  • Thời gian cụ thể: 
  1. 2 tháng
  2. 4 tháng
  3. Từ 6 đến 18 tháng
  4. Từ 4 đến 6 tuổi
  • Đường dùng thuốc: Tiêm (không được sử dụng ở Mỹ từ năm 2000)
  • Giới tính: Nam và nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Phần lớn những người nhiễm bệnh bại liệt không có triệu chứng. Ít hơn 2% người nhiễm virus bị tổn thương thần kinh trung ương và dẫn đến tê liệt vĩnh viễn.

Theo thống kê của Hoa Kỳ, trong nhiều năm qua không có trường hợp mắc bệnh bại liệt nào. Tuy nhiên, IPV vẫn được khuyến cáo chủng ngừa cho tất cả trẻ em vì hoàn toàn có thể bùng phát dịch bệnh trở lại.

Bại liệt hiện nay khá ít gặp ở trẻ sơ sinh nhưng cũng không thể bỏ qua việc tiêm vacxin phòng căn bệnh này (Nguồn: Internet).

6. Vacxin chủng ngừa rotavirus

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh
  • Đối tượng khác: Mọi người
  • Thời điểm nên tiêm: 2 tháng tuổi
  • Số lượng liều: 2 hoặc 3 tùy thuộc vào việc thực hiện
  • Thời gian (nếu 3 liều):
  1. 2 tháng
  2. 4 tháng
  3. 6 tháng
  • Đường dùng thuốc: Đường uống
  • Giới tính: Nam hoặc nữ
  • Lưu ý đặc biệt: Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em trên toàn thế giới.

Khi trẻ nhiễm Rotavirus, điều quan trọng nhất là bù lại lượng nước và điện giải cho cơ thể để không dẫn đến tình trạng rối loạn tuần hoàn. Trên thị trường hiện có nhiều loại oresol dành riêng cho trẻ em rất dễ uống. Bạn có thể tìm mua Oresol cho bé tại đây.

Rotavirus gây nên chứng ỉa chảy ở trẻ nhỏ và khiến trẻ mất nước nhiều, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu (Nguồn: Internet).

7. Vacxin sởi, quai bị, Rubella (MMR)

  • Nhóm tuổi chính: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Đối tượng khác: Mọi người
  • Thời điểm nên tiêm: 12 tháng tuổi
  • Số lượng liều: 2
  • Thời gian:
  1. Từ 12 đến 15 tháng
  2. Từ 4 đến 6 tuổi
  • Đường dùng thuốc: Tiêm
  • Lưu ý đặc biệt: Liều vacxin đầu tiên chủng ngừa 95% khả năng gây bệnh vì thế mũi tiêm thứ 2 là vô cùng cần thiết.

Vacxin MMR để phòng tránh bệnh sởi, quai bị, rubella (Nguồn: Internet).

Bệnh sởi thường có liên quan đến những thay đổi về da và biểu hiện là các nốt phát ban. Quai bị là tình trạng sưng viêm của tuyến nước bọt. Khi biến chứng nặng, virus quai bị gây viêm tuyến tụy, tinh hoàn, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Rubella làm xuất hiện hạch bạch huyết, phát ban trên da, đau khớp, đặc biệt có thể gây dị tật bẩm sinh.

  • Triệu chứng bệnh thủy đậu và cách phòng tránh hiệu quả

Vậy là Kinhnghiem360.edu.vn vừa gửi tới bạn đọc thông tin chi tiết, cụ thể về 7 loại vacxin phải tiêm cho trẻ nhỏ. Hi vọng bài viết sẽ hữu với bố mẹ để chăm sóc tốt hơn cho bé. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật 7 loại vacxin cần thiết còn lại bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *