Trước đây, tỷ lệ trẻ em tử vong khi mắc sởi là rất cao. Hiện nay, y khoa phát triển, căn bệnh này không còn đáng lo ngại nếu được điều trị kịp thời. Vậy làm cách nào nhận biết được các triệu chứng bệnh sởi? Tìm hiểu cùng Kinhnghiem360.edu.vn nhé!
Sởi là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em từ 1 đến 4 tuổi (đôi khi là cả người lớn chưa từng tiếp xúc với mầm bệnh bao giờ) do virus ARN gây ra. Mầm bệnh này có thể được phát hiện trong dịch mũi, nước tiểu và máu của người bệnh. Virus có thể hoạt động ở nhiệt độ phòng trong vòng 34 tiếng và lây nhiễm cho 90% người tiếp xúc qua đường hô hấp nếu chưa được tiêm vắc xin.
Hiện nay, y khoa phát triển, tìm kiếm được vắc xin phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị nên sởi không còn là “lưỡi hái tử thần” như nhiều năm trước. Song, nếu không được trị liệu đúng cách, việc phải chịu đựng những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, viêm phổi, viêm cơ tim và thậm chí là viêm não sau sởi là điều khó tránh.
Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý biểu hiện của con để nhận biết sớm nhất các triệu chứng bệnh sởi. Bài viết dưới đây của Kinhnghiem360.edu.vn sẽ hỗ trợ đắc lực cho cha mẹ đấy, đọc kỹ nhé!
Triệu chứng bệnh sởi qua từng giai đoạn
Trừ trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch kém (AIDS, thận hư, uống thuốc ức chế miễn dịch,…) thì sởi thường diễn biến qua 4 giai đoạn chính là ủ bệnh, khởi phát, phát ban và hồi phục. Kinhnghiem360.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn từng thời kỳ bệnh nhé!
Giai đoạn ủ bệnh
Đây là khoảng thời gian virus xâm nhập và tấn công trẻ cho đến lúc xuất hiện những triệu chứng bệnh sởi rõ rệt trong giai đoạn khởi phát. Thường thì mầm bệnh sẽ ủ trong cơ thể trẻ trong khoảng 10 – 12 ngày mà không có dấu hiệu gì.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát (hay còn gọi là tiền triệu) thường sẽ kéo dài trong khoảng 5 – 15 ngày và đi kèm là một số triệu chứng bệnh sởi như:
- Sốt nhẹ, vừa.
- Ho khan, sổ mũi, khàn giọng, hắt hơi.
- Nhức đầu, mệt mỏi, chảy nước mắt, kết mạc bị đỏ và khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng.
- Xuất hiện những hạt nội ban (Koplik). Đây là những hạt nhỏ như cát, có màu trắng ngà bên trong và viền đỏ bên ngoài. Những hạt này là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, thường nổi lên ở vòm họng trong khoảng 12 tới 24 tiếng.
- Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng bệnh sởi nghiêm trọng hơn như sốt cao (39 – 40 độ C), co giật,…
Giai đoạn phát ban
Phát bạn là triệu chứng bệnh sởi đặc trưng và nghiêm trọng nhất được biểu hiện trong giai đoạn này. Những nốt này có màu hồng nhạt, sờ vào sẽ không đau đớn, ngứa hay sinh mủ, và khi bạn ấn vào thì chúng sẽ biến mất. Ban đầu, chúng thường xuất hiện ở vùng sau tai rồi làn dần lên mặt và ở dưới chỉ trong 1 đến 2 ngày.
- Trường hợp bệnh nhẹ: Những nốt ban thường mọc riêng rẽ, ít kết dính lại với nhau.
- Trường hợp bệnh nặng: Chúng thường có xu hướng hợp lại với nhau thành những mảng ban lớn,dày đặc ở lòng bàn tay và chân. Thậm chí có khi còn đến mức xuất huyết (thường gọi là sởi đen), kèm theo đó là chảy máu miệng, mũi, đường tiêu hóa.
Giai đoạn phục hồi
Trong thời kỳ phục hồi này, những nốt ban sẽ nhạt dần và bay đi theo đúng trình tự các vùng mà chúng xuất hiện (từ trên xuống dưới). Hệ quả chúng để lại là những nốt thâm lốm đốm.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi
Khi nhận thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bệnh sởi kể trên, ngoài việc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị chuyên môn kịp thời thì cha mẹ cũng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây để chăm sóc con tốt nhất.
- Vệ sinh cho bé sạch sẽ, thường xuyên thay chăn ga và quần áo. Lau người bằng khăn sạch.
- Tuân thủ việc kiêng bẩn, gió, cho bé ở không gian khô thoáng, sạch sẽ và cách ly để tránh mầm bệnh lây lan thành dịch.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tránh thực phẩm quá nhiều protein dị ứng (hải sản, thịt dê, chó, gà, côn trùng, rau và gia vị có tính cay, kích thích,…). Thay vì đó, cho bé ăn rau bina, cà rốt, củ cải trắng, trái cây. Đặc biệt, nên chuẩn bị thức ăn dạng lỏng.
- Vì bé thường mất nước khi bị sởi, hãy bù nước lọc hoặc nước hoa quả cho bé, tránh xa nước có ga, cồn,…
- Thường xuyên nhỏ mắt, mũi bằng thuốc chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý. Bạn có thể tìm mua nước muối sinh lý tại đây.
- Nếu không biến chứng thì đừng cho bé dùng kháng sinh mà chỉ cần bổ sung vitamin.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách trị bệnh sởi tại đây: Điều trị và phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Trên đây là những thông tin hữu ích của Kinhnghiem360.edu.vn về triệu chứng bệnh sởi. Các bậc cha mẹ hãy chú ý để bảo vệ sức khỏe cho con kịp thời. Đừng quên ghé qua Kinhnghiem360.edu.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu dụng khác nhé!