Đái tháo đường là tình trạng bệnh lý do đường máu tăng cao so với giới hạn bình thường. Nếu không kiểm soát tốt chế độ ăn và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng tiểu đường cực kì nguy hiểm. Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu nhé!
Đái tháo đường là bệnh nội tiết mạn tính đặc trưng bởi sự tăng glucose trong máu. Căn bệnh có 2 tuýp là tiểu đường tuýp I và tuýp II. Cả 2 thể bệnh này đều có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính và mạn tính vô cùng nguy hiểm.
Biến chứng tiểu đường cấp tính
1. Hôn mê do nhiễm toan ceton
Ở cơ thể người và động vật có vú, quá trình phân hủy lipid sẽ tạo ra một chất gọi là ceton. Chất này sẽ đi đến các mô ngoại vi như cơ xương, cơ tim, vỏ thượng thận,… và tiếp tục tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng tại cơ quan.
Bình thường hàm lượng ceton được tạo ra rất ít, tuy nhiên ở người đái tháo đường, do thiếu năng lượng nên cơ thể tăng phân hủy lipid làm lượng ceton cũng tăng lên gây độc cho hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác. Đây là biến chứng tiểu đường nặng nề có thể gây tử vong. Theo thống kê của khoa A9 (Khoa cấp cứu) bệnh viện Bạch Mai năm 1997, tỉ lệ tử vong do nhiễm toan ceton trong đái tháo đường là 10%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng đường huyết tăng quá mức này là không tuân thủ điều trị, liều lượng insulin sử dụng quá ít hoặc trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, nhiềm trùng huyết,…
Trên lâm sàng, nhiễm toan ceton đặc trưng bởi triệu chứng của hiện tượng tăng đường huyết cấp tính, dấu hiệu mất nước và sau đó là dấu hiệu nhiễm toan rõ rệt.
- Triệu chứng tăng đường huyết đến sớm: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều, mệt mỏi, sút cân.
- Dấu hiệu mất nước toàn thể: Da khô, khô môi và các niêm mạc, giảm độ chun giãn da, mạch nhanh, huyết áp tụt.
- Dấu hiệu nhiễm toan rõ rệt: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, đau bụng, khó thở, thở nhanh nông, hơi thở có mùi ceton (mùi táo thối).
Đây là tình trạng cấp cứu, cần được đưa tới cơ sở y tế ngay lập tức để đảm báo an toàn cho bệnh nhân.
2. Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu cũng là biến chứng hay gặp khi chiếm tới 15% các nguyên nhân gây nên tử vong của đái tháo đường. Nếu hôn mê do nhiễm toan ceton thường xảy ra trên bệnh nhân tiểu đường tuýp I thì hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ở bệnh nhân tiểu đường tuýp II.
Về cơ bản, triệu chứng lâm sàng của hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu giống biểu hiện hôn mê do nhiễm toan ceton. Vẫn đặc trưng bởi các dấu hiệu mất nước, dấu hiệu tăng đường huyết và ở tình trạng nặng sẽ thấy bệnh nhân co giật, rồi loạn thị giác hoặc hôn mê sâu. Điều khác biệt ở đây là bệnh nhân không có dấu hiệu nhiễm toan ceton nên chỉ thở nhanh nông mà hơi thở không có mùi táo thối.
Biến chứng tiểu đường mạn tính cực kì nguy hiểm
1. Biến chứng mắt
Sau một thời gian điều trị đái tháo đường, biến chứng võng mạc sẽ xuất hiện. Nguyên nhân do tăng huyết áp khiến mao mạch và tiểu mạch ở đáy mắt chịu sức ép lớn dẫn đến tổn thương.
Ban đầu biểu hiện có thể không rõ ràng hoặc chỉ nhìn, nhưng nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm, giảm thị lực không hồi phục hoặc mù lòa vĩnh viễn.
2. Đột quỵ do biến chứng mạch vành
Đây là biến chứng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân đái tháo đường. Người bệnh phải đối mặt với các nguy cơ như cao huyết áp, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Cơn đau thắt ngực có thể xảy ra do hoạt động gắng sức hoặc đột ngột không báo trước.
3. Biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường
Thận chứa rất nhiều mạch máu nhỏ và cũng là cơ quan đảm nhiệm chức năng lọc máu cho cơ thể. Lượng đường trong máu quá cao vượt quá ngưỡng lọc cầu thận gây tổn thương màng lọc cầu thận. Từ đó gây nên các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng như suy thận mạn hoặc hội chứng thận hư.
4. Biến chứng thần kinh
Biến chứng thần kinh xuất hiện sớm ở bệnh nhân đái tháo đường tuy nhiên ít khi gây tử vong. Các vi mạch bị tổn thương khiến giảm tưới máu cục bộ, các dây thần kinh sẽ có biểu hiệu tổn thương đầu tiên do nhu cầu tiêu thụ oxy lớn. Ngoài ra do rối loạn chuyển hóa nên cũng làm thay đổi cấu trúc dây thần kinh.
- Viêm đa dây thần kinh ngoại biên: Tê nhức, dị cảm đầu chi, tăng cảm giác đau.
- Biến chứng thần kinh thực vật: Tăng nhịp tim, hạ huyết áp tư thế, tăng tiết mồ hôi ở mặt, chân, tay. Hệ tiết niệu có biểu hiện như đờ quàng quang. Rối loạn hệ tiêu hóa.
5. Biến chứng nhiễm trùng
Đường huyết tăng cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế bệnh nhân đái tháo đường cần cảnh giác với nguy cơ nhiễm trùng mọi bộ phận.
- Nhiễm trùng ngoài da: Nhiễm nấm, ngứa bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở các tổ chức kẽ tay, kẽ chân, bẹn.
- Nhiễm trùng tiết niệu: Nhiễm trùng bàng quang, viêm thận bể thận cấp.
- Nhiễm khuẩn hô hấp: Viêm phối có thể do vi trùng lao hoặc vi khuẩn gram âm, dương.
- Bàn chân đái tháo đường: Biến chứng nhiễm trùng hay gặp biểu hiện ở bàn chân. Ban đầu có thể chỉ khô da, nứt nẻ, sau đó sẽ xuất hiện ổ mủ ăn sâu và có nguy cơ cắt cụt.
Cách tốt nhất để phòng tránh các biến chứng đái tháo đường là bạn hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc và điểu chỉnh chế độ sinh hoạt, luyện tập của bản thân. Bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp, máy đo đường huyết tại nhà để kiểm tra thường xuyên và đến gặp bác sĩ ngay khi có bất thường. Bạn có thể tìm mua máy đo đường huyết tại nhà chất lượng tại đây.
Với bài viết trên đây Kinhnghiem360.edu.vn đã gửi tới bạn đọc những thông tin về các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng cả cấp tính và mạn tính. Bạn hãy chú ý tới những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Đừng quên ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!