Cơ quan lớn nhất của cơ thể chúng ta là da. Cũng giống như bất kỳ cơ quan nào khác, da có thể đưa ra những dấu hiệu đặc biệt để bạn phát hiện ra các vấn đề về sức khỏe, và nốt ruồi là một trong số những dấu hiệu phổ biến nhất. Hãy cùng Kinhnghiem360.edu.vn ìm hiểu xem lí do nốt ruồi xuất hiện và thông điệp ẩn đằng sau chúng là gì nhé.
1. Nốt ruồi là gì và tại sao chúng lại xuất hiện
Nốt ruồi là những vùng da phát triển có màu sắc khác với màu của phần lớn da trên cơ thể. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da, riêng lẻ hoặc theo nhóm.
Nốt ruồi được hình thành do các tế bào hắc tố phát triển thành các cụm thay vì lan rộng vànằm rải rác trên bề mặt da. Phần lớn nốt ruồi thường xuất hiện trên những bộ phận cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Vì nguyên nhân này mà nhiều nhà nghiên cứu co rằng nếu chúng ta phơi nắng càng nhiều thì nốt ruồi sẽ càng dễ dàng xuất hiện hơn.
Hầu hết các nốt ruồi xuất hiện trong thời thơ ấu, muộn nhất là đến khi bạn 20 tuổi. Khi đến tuổi trưởng thành, thông thường trên cơ thể chúng ta sẽ có từ 10 đến 40 nốt ruồi trên cơ thể. Trong một số trường hợp các nốt ruồi sẽ có một chút thay đổi qua thời gian, chúng còn có thể mọc lông, sần hơn một chút và có màu nhạt hơn. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp thì bạn sẽ không nhận thấy những thay đổi đó đâu.
Nốt ruồi có thể đổi màu đậm hơn với hai lí do: bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp, thay đổi nội tiết tố do dậy thì hoặc mang thai.
2. Khi nào chúng ta cần quan sát nốt ruồi cẩn thận hơn?
Mặc dù hầu hết chúng đều lành tính nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu báo động cho bạn biết đều gì đó về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Bạn nên soi gương hoặc nhờ người khác quan sát những vùng cơ thể có nốt ruồi, đặc biệt là các bộ phận thường xuyên lộ ra ngoài ánh nắng mặt trời như mặt, tay, chân,…
Trong trường hợp nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Một nốt ruồi trông khác với những nốt ruồi khác trên cơ thể. X
- Xuất hiện sau 30 tuổi.
- Gây ngứa hoặc chảy máu.
- Màu không đều.
- Có những thay đổi bất thường về hình dạng hoặc bên này trông khác với bên kia.
- Đường kính lớn hơn đường kính của cục tẩy bút chì.
3. Cách xác định u nhú
U nhú là những vết sưng có màu sáng hoặc nâu nhạt bám trên bề mặt da. Chúng thường xuất hiện trên cổ, mí mắt và những nơi thường xảy ra ma sát trên da vú, bẹn hoặc nách.
U nhú khác với nốt ruồi vì nốt ruồi có thể phát triển thành u ác tính (dù khá hiếm), trong khi tỉ lệ như vậy ở u nhú lại cực kì thấp.
4. Mụn cóc
Mụn cóc là một tình trạng bệnh về da xuất hiện do một loại virus khá phổ biến gọi là virus u nhú (HPV) ở người gây ra và lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc qua các đồ vật dùng chung như khăn tắm hoặc khăn mặt. Mụn cóc thông thường là vô hại và sẽ tự biến mất theo thời gian.
Mụn cóc thường xuất hiện trên ngón tay hoặc bàn tay, lòng bàn chân. Các nốt mụn này thường khá sần sùi, thô ráp, xấu xí và gây bất tiện cho cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên chúng không nguy hiểm cho sức khỏe.
5. Cách ngăn ngừa
Mụn cóc có thể được phòng ngừa hoặc ngăn chặn lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể khi đã xuất hiện bằng cách làm theo các lời khuyên sau:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt nếu bạn đã tiếp xúc với người bị mụn cóc.
- Che mụn cóc bằng băng gạc sạch và tránh chạm vào chúng.
- Giữ tay chân luôn khô ráo.
- Đi dép khi ở trong phòng tắm chung hoặc phòng thay đồ.