Bệnh cường giáp và tất cả những vấn đề cần biết

Bệnh cường giáp là bệnh lý nội tiết hay gặp, kể cả ở các nước phát triển hay đang phát triển. Ở Mỹ, có 40/ 1000.000 mắc mới mỗi năm. Ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc cường giáp chiếm 5.8% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa nội tiết – bệnh viện Bạch Mai.

Bạn đang đọc: Bệnh cường giáp và tất cả những vấn đề cần biết

Bệnh cường giáp là gì?

Đúng như tên gọi, bệnh cường giáp là bệnh do sự tăng hoạt động của tuyến giáp, vì tuyến giáp hoạt động quá mạnh nên dẫn đến lượng hormone giáp trạng được sản xuất cũng lớn hơn bình thường và vượt quá sự cần thiết của cơ thể. Cơ thể vốn có cơ chế tự cân bằng, bất kì hormone nào dù nhiều quá hay ít quá cũng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ở đây, sự tăng lên của hormone tuyến giáp gây ảnh hưởng về mô và chuyển hóa với cơ thể.

Tuyến giáp sản xuất các horome quan trọng với cơ thể (Nguồn: Internet).

Hormone tuyến giáp có tác dụng gì đổi với cơ thể?

Tuyến giáp chia ra làm 2 phần rõ rệt. Một phần sản xuất các hormone liên quan đến sự hấp thụ Iode là thyroxin (T4) và triiodothyronin (T3), một phần còn lại chịu trách nhiệm sản xuất hormone calcitonin. Tuy nhiên, calcitonin cũng có thể được sản xuất từ tuyền cận giáp trạng, cho nên các triệu chứng của bệnh cường giáp chủ yếu do tác động của T3, T4.

Hoạt động của tuyến giáp phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp iode từ bên ngoài cơ thể. Nếu cung cấp thiếu iode sẽ có thể mắc bệnh thiểu năng tuyến giáp, cung cấp quá nhiều sẽ có thể dẫn tới cường giáp.

Hormone giáp trạng có chức năng rất lớn đối với hoạt động chuyển hóa chất, năng lượng, dinh dưỡng của cơ thể:

  • Chuyển hóa glucid: Hormone T3, T4 làm tăng phân hủy glycogen dự trữ để tạo glucose, đồng thời tăng cường hấp thụ glucose ở ruột khi glucose được cung cấp từ các nguồn thức ăn bên ngoài.
  • T3, T4 tăng cường phân hủy chất béo, triglycerid và cholesterol trong cơ thể. Vì thế khi lượng hormone tăng lên dự dội thì người bệnh giảm cân rất nhanh.
  • Tăng tổng hợp Protein phục vụ cho việc cung cấp chất cần thiết cho cơ thể
  • Hormone tuyến giáp tăng sử dụng oxy của cơ thể, từ đó tăng chuyển hóa cơ bản và tăng sinh nhiệt

Vậy những nguyên nhân gây cường giáp là gì? Dấu hiệu nhận biết, các xét nghiệm cần làm và điều trị thế nào? Cùng Kinhnghiem360.edu.vn tìm hiểu cụ thể bạn nhé!

T3, T4 là 2 hormone tuyến giáp quan trọng nhất (Nguồn: Internet).

Những nguyên nhân gây bệnh cường giáp thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cường giáp. Nguy cơ của người bệnh đối với những nguyên nhân này không có định mà thay đổi theo tuổi.

  • Basedow chiếm tới 90% những bệnh nhân đến để điều trị cường giáp. Đây chính là dạng cường giáp phổ biến nhất.
  • U tuyến yên
  • U tế bào nuôi
  • Các trường hợp chửa trứng, di căn ung thư tuyến giáp thể nang cũng dẫn tới tăng cường sản xuất hormone tuyến giáp
  • Bước nhân độc tuyến giáp (kể cả đơn nhân hay đa nhân)
  • Cường giáp do bệnh nhân dùng quá nhiều Iode: Tuyến giáp mất khả năng thích nghi với lượng lớn iode được đưa vào cơ thể.

Như đã nói ở trên, tỉ lệ người mắc bệnh do các nguyên nhân thay đổi theo tuổi. Với những người trên 70 tuổi, thì nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là bướu nhân độc tuyến giáp, còn ở độ tuổi dưới 50, thì 90% trường hợp mắc cường giáp là basedow.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp

Thông thường, cường giáp hay xuất hiện ở phụ nữ trẻ. Quá trình khởi phát có thể đột ngột, nhanh chóng ngay sau một yếu tố nhiễm trùng hay stress tâm lý, hoặc khởi phát từ từ, mệt mỏi lâu ngày dần dần nên khó nhận biết.

Khi thăm khám một bệnh nhân cường giáp, bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi về các triệu chứng mà bệnh nhân cảm nhận được, phát hiện các triệu chứng khác mà bệnh nhân không để ý và đưa ra các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.

  • Gầy sút cân: Gầy sút là dấu hiệu mà nhiều người mắc bệnh cường giáp sẽ gặp ngay ở giai đoạn đầu. Người mắc bệnh có thể giảm từ 3-20 kg trong vòng 1 vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên người bệnh vẫn ăn ngon chứ không chán ăn. Một số ít trường hợp có thể tăng cân do ăn quá nhiều.
  • Bệnh nhân thường khát nước và muốn uống nước nhiều
  • Bệnh nhân có những cơn nóng bừng người, vã mồ hôi (đặc biệt là ở ngực và bàn tay)
  • Bệnh nhân có thể cảm nhận những cơn hồi hộp, đánh trống ngực, vì sự tăng chuyến hóa này mà gây nên cảm giác đau ngực, nghẹt thở
  • Bệnh cường giáp khiến bệnh nhân dễ bị kích thích, lo lắng, dễ cáu gắt
  • Bệnh nhân mệt mỏi nhiều, khó ngủ
  • T3, T4 làm tăng chuyển hóa nên làm tăng nhu động ruột, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng đi ngoài nhiều lần, buồn nôn, có thể nôn, đau bụng âm ỉ.
  • Nhịp tim nhanh: Do tăng sử dụng oxy, tăng chuyển hóa, ngay cả khi ngủ thì nhịp tim của người cường giáp cũng có thể lên tới 100 nhịp/ phút
  • Có thể nhìn được, sờ được các mạch máu lớn như mạch cảnh, động mạch đùi đập. Trong y học gọi đó là dấu hiệu mạch kích động
  • Bệnh nhân có thể có dấu hiệu run đầu chi, đặc biệt khi tập trung hay làm những việc cần sự tinh tế của bàn tay như khâu vá, cầm đũa ăn cơm
  • Yếu cơ tứ chi: Người bệnh sẽ cảm thấy nhanh mỏi, nhanh mệt, đi lại được đoạn ngắn, đứng lên mỏi phải dùng tay đỡ.
  • Có thể bị chuột rút
  • Nhiều trường hợp thấy được bướu giáp to bất thường, sờ khi nó di động lên xuống khi nuốt nước bọt sẽ cảm nhận rõ hơn
  • Các bất thường về mắt: Bệnh nhân có thể biểu hiện lồi mắt rõ một hoặc 2 bên, nhiều khi là biểu hiện mắt nhắm không kín lại được
  • Các dấu hiệu khác ít gặp hơn, nhưng có thể xảy ra đó là: Rối loạn cương dương ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới (kinh nguyệt thưa, chậm kinh, ít kinh), loãng xương, vàng da,…

Tìm hiểu thêm: 5 dấu hiệu vô sinh cần biết để điều trị kịp thời

Cấu trúc, chức năng tuyến giáp (Nguồn: Internet).

Các xét nghiệm cần làm để chẩn đoán bệnh cường giáp

Việc khám lâm sàng, phát hiện triệu chứng chưa đủ để chẩn đoán bệnh nhân cường giáp. Các bác sĩ sẽ cần chỉ định xét nghiệm để xác định. Các xét nghiệm cần được thực hiện với bệnh nhân nghi ngờ cường giáp là:

  • Định lượng FT3, FT4. Đó là 2 xét nghiệm xét định T3, T4 ở thể tự do trong huyết thanh của bệnh nhân
  • Định lượng TSH trong huyết thanh: TSH là một hormone do tuyến yên sản xuất nhưng lại rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh cường giáp, do nó chính là hormone kích thích tuyến giáp sản xuất T3, T4. Theo cơ chế feedback, khi nồng độ T3, T4 tăng cao sẽ dẫn đến ức chế ngược làm giảm TSH. Đây là xét nghiệm rất có giá trị để chẩn đoán cường giáp.
  • Xét nghiệm các kháng thể kháng tuyến giáp
  • Xạ hình tuyến giáp và đo độ tập trung Iode
  • Siêu âm tuyến giáp
  • Ngoài ra, có thể làm thêm: Điện tâm đồ để xác đinh nhịp tim tăng, xét nghiệm sinh hóa máu để thấy sự tăng chuyển hóa glucid, lipid, cholesterol, chụp XQ,…

Một số thể cường giáp đặc biệt cần biết

1. Basedow ở nam giới

Ở nam giới, đa số bướu giáp có sờ thấy cũng không quá to, các biểu hiện hay gặp như:

  • Lồi mắt
  • Các biểu hiện về tim mạch như: Tăng như tim, dấu hiệu mạch kích động sẽ thường gặp
  • Các biểu hiện của yếu cơ khá nổi trội
  • Tuy nhiên, các dấu hiệu như mất ngủ, nổi cáu, dễ kích động ít gặp
  • Cân nặng không biến động nhiều
  • Một vài trường hợp có thể gặp dấu hiệu vú to nam giới

2. Cường giáp ở phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai là đối tượng đặc biệt cần quan tâm nếu mắc bệnh cường giáp. Nếu không được điều trị và kiểm soát tốt, nguy cơ sẽ đến với cả mẹ và con. Ngược lại, nếu điều trị tốt thì nguy cơ giảm gần như bằng 0. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị đúng bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai vô cùng quan trọng.

Nhưng việc phát hiện các dấu hiệu cường giáp ở phụ nữ có thai lại không hề dễ dàng do triệ chứng bị lẫn với những dấu hiệu của thời kì thai nghén. Khi đi kiểm tra thai kì, bà bầu cần được làm xét nghiệm để loại trừ. Ngoài ra, các dấu hiệu có thể thấy như gia đình, bản thân có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp, lồi mắt, nhịp tim nhanh, nôn nhiều khi mới mang thai, sút cân,…

Tìm hiểu thêm về vấn đề dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh tại đây.

Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học hiện đại mà việc điều trị cho bệnh nhân cường giáp mang lại các kết quả khả quan. Các phương pháp phổ biến nhất hiện nay là:

  • Điều trị nội khoa: Dùng thuốc đúng, kết hợp nhiều thuốc, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt,…
  • Điều trị bằng Iode phóng xạ: Được chỉ định cho bệnh nhân cao tuổi, có chống chỉ định điều trị ngoại khoa, không đáp ứng với điều trị nội khoa. Phương pháp này không được dùng ở phụ nữ có thai và người dưới 30 tuổi.
  • Điều trị phẫu thuật: Chỉ định điều trị với bệnh nhân bị basedow tái phát sau lộ trình điều trị nội khoa, có bướu giáp quá to, bướu giáp chìm trong lồng ngực hoặc bướu đa nhân.

>>>>>Xem thêm: 6 triệu chứng đau dạ dày cần nhận biết để phát hiện bệnh sớm

Nên đến bệnh viện khi cơ thế có bất thường (Nguồn: Internet).

Bệnh cường giáp có khỏi được không?

Câu trả lời là có. Nhưng, dù bệnh nhân có được xác nhận khỏi bệnh sau điều trị thì bệnh nhân cường giáp cần theo dõi cả đời dù điều trị bằng phương pháp nào. Bệnh nhân điều trị bằng phương pháp nội khoa, phóng xạ hay phẫu thuật cũng cần kiểm soát phòng ngừa tái phát, phòng ngừa suy giáp.

Những cơ sở điều trị cường giáp hiệu quả nhất toàn quốc

1. Những cơ sở điều trị cường giáp hiệu quả nhất Hà Nội

1. Bệnh viện Bạch Mai

  • Tel: 844 3869 3731
  • Website: bachmai
  • Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

2. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Tel: 1900 6422
  • Webite: benhviendaihocyhanoi
  • Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội

2. Những cơ sở điều trị cường giáp hiệu quả nhất Đà Nẵng

Bệnh viện Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: 1900 9095
  • Website: dananghospital

3. Những cơ sở điều trị cường giáp hiệu quả nhất TP. Hồ Chí Minh

1. Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM
  • Điện thoại: (028) 3839 5117.
  • Website: tudu

2. Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM
  • Điện thoại: (028) 3855 4269
  • Website: bvdaihoc

Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục có thể hữu ích với bạn:

    Đừng quên like, share và tiếp tục ủng hộ chuyên mục Sức Khỏe của Kinhnghiem360.edu.vn bạn nhé!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *